Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Tôi nghe nói có một số thuốc kiểm soát huyết áp có thể gây tăng đường huyết (hiện tại đường huyết của tôi là 6.7 khi đói), vậy đó là loại thuốc nào? Mong quý báo tư vấn.

Trần Văn Mạnh (Ninh Bình)

Bác Mạnh thân mến!

Câu hỏi của bác rất đáng được quan tâm, nhất là với người bệnh THA lại có chỉ số đường huyết 6.7 (gần chạm đỉnh chỉ số đường huyết an toàn khi đói là 7.0) như bác thì việc dùng thuốc trị tăng huyết áp mà không gây tăng đường huyết rất cần được cân nhắc.

Người bệnh nên kiểm tra đường huyết hàng ngày.

Tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) là hai bệnh lý phổ biến hiện nay. Khoảng 50% bệnh nhân đồng thời bị THA và ĐTĐ. THA là yếu tố làm tăng biến chứng của ĐTĐ và ngược lại ĐTĐ cũng làm cho THA khó kiểm soát hơn. Trong lâm sàng, nhiều thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ làm tăng đường huyết, trong đó có thuốc điều trị THA.

Các thuốc lợi tiểu như furosemide, bumetanide, acetazolamide, indapamide, hydeochlorothiazid, chlorothiazi dùng phối hợp điều trị THA, suy tim, có thể gây tăng đường huyết do trực tiếp làm giảm tiết insulin ở tụy và làm tăng đề kháng insulin (làm giảm tác dụng của insulin). Cơ chế gián tiếp là hầu hết các thuốc lợi tiểu này gây thải nhiều kali, làm hạ kali máu là yếu tố làm giảm tiết insulin của tuyến tụy. Đặc biệt, diazoxide có tác dụng hạ huyết áp mạnh và cũng gây tăng đường huyết mạnh do tác dụng ức chế sản xuất insulin ở tụy.

Nhóm thuốc chẹn beta như propanolol, atenolol, labetolol, acebutolol... dùng điều trị THA, suy tim, nhịp tim nhanh cũng gây tăng đường huyết nhẹ do làm tăng tạo glucose và giảm tiết insulin của tuyến tụy.

Chỉ số đường huyết của bác là 6.7 khi đói vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, bác cũng nên theo dõi đường huyết thường xuyên. Việc kiểm soát chỉ số đường huyết trong khi dùng thuốc trị THA rất quan trọng. Bác sĩ đã kê đơn cho bác dùng thuốc huyết áp thì bác cứ yên tâm dùng đều đặn, đúng liều và không nên quá lo lắng.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp các tác dụng phụ thì cần thông báo cho bác sĩ. Khi thấy đường huyết có dấu hiệu tăng, bác cần đi khám ngay để có giải pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, khi cần, bệnh nhân sẽ được đổi thuốc huyết áp xử lý phù hợp. Đặc biệt, bác không được tự ý bỏ thuốc điều trị THA giữa chừng, huyết áp dễ tăng vọt, rất nguy hiểm.

Chúc bác mạnh khỏe!

Theo DS Nguyễn Thanh Hoài - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

093844****

Cằm sưng đau do té xe, bao lâu mới hết?

Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...

Xem toàn bộ

090790****

Đau mông một bên do đâu?

Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X