Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc Rannitidine dễ làm lu mờ triệu chứng ung thư dạ dày

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison. Ngoài ra, tôi còn được dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng.

Phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson), đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ. Ranitidin tôi còn được chỉ định dùng trong điều trị triệu chứng khó tiêu.

Tuyệt đối không dùng ranitidin cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng với bệnh nhân suy thận, suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều, người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.

Viên ranitidin sủi bọt trong nước có chứa natri, dễ làm quá tải natri, nên cần chú ý ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận.

Ðiều trị với các kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin.

Tuy hiếm nhưng cũng có trường hợp khi tiêm nhanh ranitidin có thể gây nhịp tim chậm và thường xảy ra ở người bệnh có những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim. Cần tránh dùng ranitidin tôi cho người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin. Chỉ dùng tôi khi cần thiết trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Khi dùng tôi bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, tiêu chảy, ban đỏ.

Để tránh những tương tác cũng như các tác dụng phụ không đáng có, bạn nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc.

Theo Đức Duy - Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

089909****

Tiêm thuốc bị chệch ven thì thuốc có ngấm vào cơ thể không?

Tiêm thuốc lệch ven tùy theo mức độ mà hậu quả sẽ khác nhau, đôi khi chỉ là sưng nề tại vị trí tiêm nặng hơn là viêm hoại tử mô tại vùng tiêm.

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X