Thuốc giải rượu: có giải được rượu?
Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Viên giải rượu có hiệu quả như mong muốn không?
Bia, rượu, nước giải khát có gas, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, rượu mạnh đóng chai… là những sản phẩm chứa chủ yếu là ethanol. Độ rượu là tỷ lệ thể tích ethanol trên thể tích dung dịch. Ví dụ: rượu đế 40 độ tức là trong 100ml rượu có 40ml ethanol, 1ml ethanol nặng khoảng 0,79g.
Rượu và quá trình chuyển hóa, đào thải
Về mặt khoa học, rượu là một dung dịch gồm nước và ethanol (trong đó ethanol chiếm từ 1 - 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 - 500). Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù: bia 4 - 8%, rượu vang 8 - 12%, vokda 37 - 45%, rượu nếp tự nấu 30 - 45%, wisky 40 - 50%, brandy 45%...
Không có thuốc nào giải được rượu
Làm xét nghiệm cồn trong máu cho ta kết quả dưới dạng Xmg/dl hay Xmg% tức là trong 100ml máu có Xmg rượu. Nồng độ cồn trong máu 150mg/ dl là vượt quá ngưỡng tham gia giao thông (80mg%); 120 - 160mg/dl: say rượu nặng; trên 300mg/dl: mất ý thức, hôn mê với suy tim và suy hô hấp; trên 500mg/dl: nồng độ gây chết. Vậy uống bao nhiêu là đủ?
Theo WHO thì cứ 1kg thể trọng trong một ngày chỉ nên đưa vào cơ thể 1g ethanol = 1,2ml cồn nhưng phải chia đều ra trong 1 ngày. Trong 1 lít bia có chứa 40 - 80ml cồn, vậy một người nặng khoảng 70kg thì trong một ngày đêm chỉ nên uống lượng bia tối đa từ 1 - 1,2 lít nhưng phải chia đều ra. Còn khi uống quá liều theo khuyến cáo thì sao? Khi rượu vào cơ thể, lượng rượu được hấp thu hoàn toàn trực tiếp vào máu 20% ở dạ dày, 80% ở ruột non.
Tốc độ hấp thu vào máu của rượu nhanh hay chậm, tùy thuộc vào dạ dày đầy hay đang trống, khi đói thì tốc độ hấp thu của rượu càng nhanh hơn, làm người ta mau say hơn lúc no bụng. Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào cơ thể, có thể vượt qua nhau thai, tìm thấy trong cịch não tủy và tích tụ ở não. Vì vậy, có thể xác định nồng độ rượu trong bất cứ dịch sinh lý nào (nước tiểu, máu, dịch não tủy, hơi thở…). Quá trình đào thải chủ yếu qua chuyển hóa qua gan (khoảng 90%), còn lại được đào thải qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở…
Khi vào cơ thể rượu tác động chính đến 2 cơ quan là thần kinh trung ương và gan.
Ở thần kinh trung ương: rượu ức chế thứ tự từ trên xuống, đầu tiên là vỏ não, tiểu não, tủy sống cuối cùng là trung tâm hành tủy. Cho nên khi uống một lượng nhỏ rượu sẽ thấy dễ chịu, uống nhiều gây an thần, mất ức chế, giảm khả năng phán đoán, nói líu nhíu, mắt hoa và trở nên hung dữ hơn.
Ở gan: trong cơ thể gan đóng vai trò là một nhà máy thải độc, khi rượu vào thì gan chuyển hóa thành những chất không độc đào thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan.
Quá trình này hoạt động tốt khi có dự hiện diện của men xúc tác tên là NAD (nadnicotintamid – ademin – dinuclentid) do gan sản xuất với số lượng hạn chế để có đủ khả năng chuyển hóa từ 7 -10g/giờ (tương đương khoảng 1 ly bia hay 1 chung rượu nhỏ). Điều này cho thấy khi uống quá nhiều bia rượu gan không kịp sản xuất đủ lượng men để chuyển hóa giải độc rượu. Khi đó lượng rượu tích tụ lại trong cơ thể, gây độc cho cơ thể, đặc biệt gan là cơ quan chịu tác động trực tiếp.
Về lâu dài tác hại càng nguy hiểm, đầu tiên chỉ gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu, đó là giai đoạn đầu của tổn thương thực thể đến gan, về sau gây ra các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan đưa đến tử vong.
Không có thuốc nào giải được rượu, bảo vệ gan
Các viên thuốc giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay có rất nhiều: RU-21, tiếp là ME-21, Mewol-21 và gần đây góp mặt trên thị trường là Voskyo. Các viên thuốc này có thành phần tương tự nhau, chủ yếu gồm đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Thực chất, các chất này không phải là thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng. Nó có tác dụng bổ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái “xỉn”.
Khi uống nhiều rượu thường xuất hiện trạng thái đau đầu, cho nên người uống nhiều rượu thường dùng thêm các chế phẩm có aspirin, paracetamol, kháng viêm không csteroid... Điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm cho chức năng gan. Khi phối hợp các thuốc này với rượu sẽ làm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu nồng độ paracetamol trong máu cao, vượt quá khả năng khử độc của gan gây hoại tử tế bào gan hàng loạt, gây ra biểu hiện viêm gan cấp.
Ngoài ra, người uống nhiều rượu còn dùng một số loại thuốc tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox... Thực chất những thuốc này chỉ làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu thôi chứ không phải những thuốc này bao hết đường tiêu hóa để rượu không hấp thu được vào máu.
Như vậy, không có một “thần dược” nào giúp cho con người uống rượu không say. Uống thuốc giải rượu để tăng “đô” khi đi nhậu chỉ chuốc họa vào thân. Có những trường hợp được ghi nhận là suýt mất mạng vì tưởng mình có thuốc giải rượu nên cứ uống. Chưa nói đến sự nguy hiểm khi gặp phải rượu giả.
Bia, rượu, nước giải khát có gas, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, rượu mạnh đóng chai… là những sản phẩm chứa chủ yếu là ethanol. Độ rượu là tỷ lệ thể tích ethanol trên thể tích dung dịch. Ví dụ: rượu đế 40 độ tức là trong 100ml rượu có 40ml ethanol, 1ml ethanol nặng khoảng 0,79g.
Rượu và quá trình chuyển hóa, đào thải
Về mặt khoa học, rượu là một dung dịch gồm nước và ethanol (trong đó ethanol chiếm từ 1 - 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 - 500). Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù: bia 4 - 8%, rượu vang 8 - 12%, vokda 37 - 45%, rượu nếp tự nấu 30 - 45%, wisky 40 - 50%, brandy 45%...
Không có thuốc nào giải được rượu
Làm xét nghiệm cồn trong máu cho ta kết quả dưới dạng Xmg/dl hay Xmg% tức là trong 100ml máu có Xmg rượu. Nồng độ cồn trong máu 150mg/ dl là vượt quá ngưỡng tham gia giao thông (80mg%); 120 - 160mg/dl: say rượu nặng; trên 300mg/dl: mất ý thức, hôn mê với suy tim và suy hô hấp; trên 500mg/dl: nồng độ gây chết. Vậy uống bao nhiêu là đủ?
Theo WHO thì cứ 1kg thể trọng trong một ngày chỉ nên đưa vào cơ thể 1g ethanol = 1,2ml cồn nhưng phải chia đều ra trong 1 ngày. Trong 1 lít bia có chứa 40 - 80ml cồn, vậy một người nặng khoảng 70kg thì trong một ngày đêm chỉ nên uống lượng bia tối đa từ 1 - 1,2 lít nhưng phải chia đều ra. Còn khi uống quá liều theo khuyến cáo thì sao? Khi rượu vào cơ thể, lượng rượu được hấp thu hoàn toàn trực tiếp vào máu 20% ở dạ dày, 80% ở ruột non.
Tốc độ hấp thu vào máu của rượu nhanh hay chậm, tùy thuộc vào dạ dày đầy hay đang trống, khi đói thì tốc độ hấp thu của rượu càng nhanh hơn, làm người ta mau say hơn lúc no bụng. Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào cơ thể, có thể vượt qua nhau thai, tìm thấy trong cịch não tủy và tích tụ ở não. Vì vậy, có thể xác định nồng độ rượu trong bất cứ dịch sinh lý nào (nước tiểu, máu, dịch não tủy, hơi thở…). Quá trình đào thải chủ yếu qua chuyển hóa qua gan (khoảng 90%), còn lại được đào thải qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở…
Khi vào cơ thể rượu tác động chính đến 2 cơ quan là thần kinh trung ương và gan.
Ở thần kinh trung ương: rượu ức chế thứ tự từ trên xuống, đầu tiên là vỏ não, tiểu não, tủy sống cuối cùng là trung tâm hành tủy. Cho nên khi uống một lượng nhỏ rượu sẽ thấy dễ chịu, uống nhiều gây an thần, mất ức chế, giảm khả năng phán đoán, nói líu nhíu, mắt hoa và trở nên hung dữ hơn.
Ở gan: trong cơ thể gan đóng vai trò là một nhà máy thải độc, khi rượu vào thì gan chuyển hóa thành những chất không độc đào thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan.
Quá trình này hoạt động tốt khi có dự hiện diện của men xúc tác tên là NAD (nadnicotintamid – ademin – dinuclentid) do gan sản xuất với số lượng hạn chế để có đủ khả năng chuyển hóa từ 7 -10g/giờ (tương đương khoảng 1 ly bia hay 1 chung rượu nhỏ). Điều này cho thấy khi uống quá nhiều bia rượu gan không kịp sản xuất đủ lượng men để chuyển hóa giải độc rượu. Khi đó lượng rượu tích tụ lại trong cơ thể, gây độc cho cơ thể, đặc biệt gan là cơ quan chịu tác động trực tiếp.
Về lâu dài tác hại càng nguy hiểm, đầu tiên chỉ gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu, đó là giai đoạn đầu của tổn thương thực thể đến gan, về sau gây ra các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan đưa đến tử vong.
Không có thuốc nào giải được rượu, bảo vệ gan
Các viên thuốc giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay có rất nhiều: RU-21, tiếp là ME-21, Mewol-21 và gần đây góp mặt trên thị trường là Voskyo. Các viên thuốc này có thành phần tương tự nhau, chủ yếu gồm đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Thực chất, các chất này không phải là thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng. Nó có tác dụng bổ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái “xỉn”.
Khi uống nhiều rượu thường xuất hiện trạng thái đau đầu, cho nên người uống nhiều rượu thường dùng thêm các chế phẩm có aspirin, paracetamol, kháng viêm không csteroid... Điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm cho chức năng gan. Khi phối hợp các thuốc này với rượu sẽ làm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu nồng độ paracetamol trong máu cao, vượt quá khả năng khử độc của gan gây hoại tử tế bào gan hàng loạt, gây ra biểu hiện viêm gan cấp.
Ngoài ra, người uống nhiều rượu còn dùng một số loại thuốc tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox... Thực chất những thuốc này chỉ làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu thôi chứ không phải những thuốc này bao hết đường tiêu hóa để rượu không hấp thu được vào máu.
Như vậy, không có một “thần dược” nào giúp cho con người uống rượu không say. Uống thuốc giải rượu để tăng “đô” khi đi nhậu chỉ chuốc họa vào thân. Có những trường hợp được ghi nhận là suýt mất mạng vì tưởng mình có thuốc giải rượu nên cứ uống. Chưa nói đến sự nguy hiểm khi gặp phải rượu giả.
Theo DS.Trần Quang Huy - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình