Suy tuyến thượng thận do bỏ thuốc giữa chừng
Chả là chị An bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, phải dùng thuốc glucocorticoid dài ngày nên chị bị phù mặt, teo cơ, mọc lông... Do quá chán nản và tự ti vì hình dáng thay đổi, chị quyết định... bỏ thuốc mà chưa xin ý kiến của bác sĩ. Hậu quả thì chị đã biết.
Khi dùng thuốc glucocorticoid liều cao có thể gây suy tuyến thượng thận.
Bác sĩ giải thích: Có rất nhiều nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận, trong đó có nguyên nhân
do quá trình dùng thuốc glucocorticoid. Khi dùng thuốc này liều cao, kéo dài sẽ ức chế các hoạt
động của tuyến thượng thận và khi ngừng uống thuốc một cách đột ngột thì tuyến thượng thận mất khả
năng phục hồi về hoạt động bình thường.
Nguyên nhân này gặp nhiều ở các bệnh nhân không tuân thủ việc sử dụng thuốc chặt chẽ theo đơn của bác sĩ. Việc dùng thuốc glucocorticoid như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng suy tuyến thượng thận cấp tính, thậm chí là mạn tính.
Điều trị suy tuyến thượng thận mạn tính: cần bổ sung các hormon thượng thận mà chủ yếu là cortison dưới dạng các thuốc uống như hydrocortison, prednisolon. Do nguyên nhân phổ biến gây suy thượng thận là bệnh tự miễn nên điều trị thường là suốt đời, nhưng liều lượng có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác của bệnh nhân.
Do suy thượng thận cấp là bệnh nặng, có thể gây tử vong do các nguyên nhân tụt huyết áp, hạ đường huyết, tăng kali máu... nên người bệnh cần được điều trị tích cực và nhanh chóng, các thuốc phải được dùng bằng đường tiêm như tiêm tĩnh mạch hydrocortison, truyền tĩnh mạch các dung dịch đường glucose hoặc muối natri clorua.
Bác sĩ cũng khuyến cáo: Để đề phòng các cơn suy thượng thận cấp cũng như các hậu quả xấu của biến chứng này thì ngoài việc phải uống thuốc hydrocortison đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân suy thượng thận nên:
Luôn mang theo người thẻ có ghi tóm tắt chẩn đoán và điều trị. Bởi nếu trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê thì các thầy thuốc sẽ có phản ứng kịp thời.
Dự trữ thuốc: nếu bỏ uống thuốc một ngày thì rất nguy hiểm, vì vậy lúc nào cũng cần có một túi thuốc dự trữ tại nơi làm việc hoặc mang theo người để luôn có thuốc uống.
Giữ liên hệ với thầy thuốc bằng cách đi khám định kỳ theo lịch hẹn hoặc gọi điện để được tư vấn đầy đủ về việc tăng hoặc giảm liều thuốc cho phù hợp.
Theo Việt Hà - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
093844****
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình