Hotline 24/7
08983-08983

“Lờn kháng sinh” ở trẻ nhỏ và người lớn biểu hiện thế nào, AloBacsi?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Chào DS Lạc Diệp,
 
Theo dõi các câu tư vấn của DS Lạc Diệp, gia đình chúng tôi rất thích. Rất nhiều câu hay và bổ ích. Thưa DS, hôm nay chúng tôi xin phép hỏi về việc lờn kháng sinh ở trẻ nhỏ và người lớn nếu sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh do các bệnh viêm họng, viêm xoang kéo dài. Dấu hiệu nào cho thấy lờn kháng sinh của trẻ nhỏ và người lớn? Nên làm các xét nghiệm gì xác định mức độ lờn kháng sinh? DS vui lòng tư vấn giúp hướng xử lý. Chân thành cảm ơn DS.
 
(Thúy Quỳnh - quận 1, TP.HCM)

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bạn Thúy Quỳnh thân mến,

 
Hiện tượng đề kháng kháng sinh hiện nay rất phổ biến, xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh không bị diệt bởi kháng sinh và vẫn tiếp tục sinh sản ra những thế hệ con cháu không nhạy cảm với các loại kháng sinh, thường gọi là hiện tượng “lờn kháng sinh”.
 
Nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh là do việc sử dụng một cách bừa bãi, không đúng cách, không đúng liều lượng, thời gian điều trị…
 
Một số dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã đề kháng với kháng sinh như sử dụng liều thông thường không hiệu quả, phải dùng liều cao hơn, thời gian dài hơn… Tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến đề kháng nhiều loại kháng sinh và cần phải sử dụng những kháng sinh mạnh hơn, đắt tiền hơn hay đến mức độ nào đó sẽ không còn kháng sinh nào có thể diệt được vi khuẩn gây bệnh.
 
Để biết được vi khuẩn có còn nhạy cảm hay đã kháng kháng sinh, bạn có thể đến các bệnh viện để làm kháng sinh đồ - làm xét nghiệm xem vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh nào. Để hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh, cần sử dụng khi thật cần thiết, đúng loại – đúng bệnh, theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian, không lạm dụng và không tự ý điều trị bằng kháng sinh nhé. Đặc biệt, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, một số bệnh do virus thì sử dụng kháng sinh không có tác dụng như viêm họng, sốt siêu vi, tiêu chảy… những trường hợp này nên tránh lạm dụng kháng sinh.
 
Chúc bạn sức khỏe,

Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp/ Hasan – Dermapharm
AloBacsi.com
 

 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Có thể bạn quan tâm

093844****

Cằm sưng đau do té xe, bao lâu mới hết?

Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...

Xem toàn bộ

090790****

Đau mông một bên do đâu?

Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X