Hotline 24/7
08983-08983

Lợi hại khó lường từ thuốc giảm cân

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Tin lời quảng cáo "thuốc giảm cân cấp tốc cho người siêu béo", chị Nga (chung cư Tân Tây Đô, Hà Nội) bỏ bạc triệu mua về, với hy vọng giảm 3-5 kg mỗi tuần. Áp dụng liệu trình đến ngày thứ 5, người chị xanh xao vì tiêu chảy và mất nước, thở không ra hơi, trống ngực đập liên hồi. Anh chồng lo lắng khi thấy vợ bình thường khỏe khoắn, nay mất hết sức sống, động chút việc nhà là ngất lên ngất xuống.

Không chỉ chị Nga mà nhiều chị em bị rơi vào bẫy của thuốc giảm cân cấp tốc bởi tâm lý nóng vội lấy lại vóc dáng. Các loại "thần dược" được bán tràn lan thị trường, từ mạng Internet cho đến các hiệu thuốc, thẩm mỹ viện... với những lời quảng cáo thổi phồng.

Thực tế, số thuốc được cấp phép lưu hành chưa đến 100, nhưng số sản phẩm có mặt trên thị trường cao gấp 3-4 lần. Thuốc chủ yếu được sản xuất dưới dạng viên nén, với mức giá dao động từ vài trăm nghìn tới cả triệu đồng mỗi hộp. Nếu mua cả bộ sản phẩm có thể lên đến 10-25 triệu đồng.

22-6420-1418715390.jpg

Không ít chị em đánh liều dùng các sản phẩm giảm cân cấp tốc để lấy lại vóc dáng. Ảnh minh họa: Themetapicture.

Từ đầu năm 2014 đến nay, có hơn 40 loại thuốc giảm cân bị Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không sử dụng. Trước đó, từ năm 2009 - 2012, FDA đã thu hồi và cấm lưu hành 274 sản phẩm giảm cân.

Hầu hết thuốc có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc... chứa một trong 27 hoạt chất gây nguy hại cho sức khỏe như sibutramine, benzylsibutramine, fenproporex, fluoxetine, bumetanide, furosemide, phenytoin, rimonabant, cetilistat, phenolphthalein...

Tuy nhiên, tại Việt Nam, trên một số trang mạng, những thuốc giảm cân trong danh sách cấm của FDA vẫn được bán tràn lan.

Bên cạnh đó, có nhiều loại thuốc mập mờ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác cũng như hướng dẫn sử dụng; thuốc giả, kém chất lượng. Một số khác được quảng cáo sản xuất tại Mỹ, Nhật nhưng lại xuất hiện chữ Trung Quốc trên bao bì, thiếu hạn sử dụng và giấu nhẹm các thành phần có hại.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Viết Quỳnh Thư - Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhiều thuốc giảm cân cấp tốc trôi nổi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như mất cân bằng điện giải, tăng huyết áp, làm tim đập nhanh, trụy tim, suy thận... thậm chí gây tử vong.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm chứa hoạt chất bị Cục Quản lý Dược (thuộc Bộ Y tế) cấm sử dụng, phổ biến nhất là sibutramine - một hoạt chất làm tăng các nguy cơ tim mạch và bị FDA cấm lưu hành từ tháng 10/2010.

LIC-infographic-TuVanGiamCan-0-1327-5412

Cách nhận biết thuốc giảm cân

Ngoài ra, nhóm thuốc chứa phentermin, phedimetrazin, dethylpropion còn làm tăng tiết epinephrin, chất kích thích cường giao cảm chống lại sự thèm ăn, khiến cơ thể chán ăn. Các hóa dược này làm huyết áp tăng, tim đập nhanh và loạn nhịp, đánh trống ngực, bồn chồn, căng thẳng, khó ngủ, khô miệng... dùng lâu dài có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bác sĩ Thư nhấn mạnh, thừa cân, béo phì là sự dư thừa mỡ trắng, song, nhiều thuốc giảm cân trên thị trường thực chất làm sụt cân bằng việc đào thải nước. Các thuốc chứa hoạt chất gây mất nước (có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, dẫn đến nôn ói, tiêu chảy) có thể gây tác hại khó lường.

Nếu mất nước nhẹ (dưới 10%) thì cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy dinh dưỡng; mất nước nặng (trên 10%) thì suy kiệt, yếu đuối đến mức không làm việc, học tập được; mất nước trên 20%, chức năng cơ thể bị rối loạn nặng, có thể dẫn tới tử vong.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện chưa có cơ quan nào cho phép dùng các loại thuốc giảm cân theo cơ chế gây mất nước. Để giảm cân đúng cách, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để đảm bảo tính an toàn.

Bieu-do-2-2935-1418865133.png

Hoạt chất sinh học Belaunja và Mangastin có trong LIC, được Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) kiểm nghiệm về cơ chế giảm cân thông qua việc giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng.

Ngoài ra, cần chú ý bao bì, nhãn mác tiếng Việt, tìm hiểu thành phần thuốc, hạn sử dụng, địa chỉ nhà phân phối, nhà cung cấp, mua tại cơ sở uy tín... Bên cạnh sử dụng các hoạt chất đánh vào yếu tố bệnh sinh của thừa cân, béo phì, cần kết hợp chế độ ăn hợp lý và tập luyện thường xuyên.

Độc giả có thể đặt câu hỏi về chương trình Tư vấn Giảm cân an toàn đang diễn ra trên VnExpress (từ ngày 15/12 đến hết ngày 21/12) để tìm hiểu thêm về những phương pháp giảm cân an toàn.

Theo Đan Phượng - VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X