Kháng sinh: Không phải loại nào cũng hại thai
Nói đến uống thuốc thời kỳ mang thai, chắc hẳn phụ nữ nào cũng e dè, nhất là với kháng sinh.
Chính vì thế, không ít người dù được bác sỹ kê toa chỉ định vẫn nói đi nói lại "Em đang có bầu" vì
sợ bác sĩ nhầm. Chị Thanh Mai, Q.3, TPHCM cũng là người nằm trong số đó.
Mang thai được 3 tháng, chị bị viêm nướu, mỗi lần đánh răng là bị chảy máu, đau nhức. Khi các bác sỹ chỉ định chị dùng kháng sinh để điều trị bệnh răng miệng thì chị nhất định từ chối vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đó, chị nhất định không chịu dùng thuốc và chỉ dùng nước muối.
Tình trạng bệnh của chị cứ tái đi tái lại. Đến tháng thứ 7, chị phải nhập viện vì đau bụng dữ dội. Bác sỹ kiểm tra và kết luận chị có dấu hiệu dọa sinh non, cần chăm sóc đặc biệt. Bác sỹ cũng phân tích cho chị thấy tình trạng răng nướu của chị có thể đã khiến vi khuẩn tấn công thai nhi.
Kháng sinh không phải ngáo ộp
Kháng sinh là một hợp chất mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế (không cho vi khuẩn sinh
sôi nảy nở) hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Cũng vì tính đặc hiệu đó nên nhiều người cho rằng kháng sinh
rất nguy hiểm với thai, cần phải tẩy chay.
TS. BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc BV Chuyên khoa
Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết khi cơ thể mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn như bệnh răng
miệng, nhiễm giun, nhiễm nấm hoặc viêm nhiễm phụ khoa…, việc sử dụng kháng sinh để điều trị là rất
cần thiết kể cả khi bạn đang mang bầu.
Thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
nhưng nếu không điều trị bệnh thì những nguy cơ do bệnh gây ra có thể lớn hơn nhiều lần.
Tuy nhiên
để điều trị cùng một bệnh, bác sỹ có thể chọn lựa một trong nhiều loại kháng sinh khác nhau. Trong
trường hợp phụ nữ có thai, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh phù hợp nhất, giảm thiểu ảnh hưởng
tới thai mà vẫn khỏi bệnh.
Lựa chọn liều lượng thuốc, thời gian uống thuốc và thời điểm uống đang mang thai tháng thứ mấy… cũng sẽ giảm thiểu những nguy hiểm mà thuốc kháng sinh có thể mang đến cho em bé của bạn.
Bà bầu có thể dùng loại nào?
Theo BS Vệ, với bà bầu, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:
Nhóm có thể dùng gồm có beta-lactamin (như: penicillin, ampicillin, amoxicillin,
cephalosporin...) dùng trong điều trị các bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não…;
macrolid (như: erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...) để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp
(viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan...), nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phế quản, viêm
xoang...
Đây là nhóm kháng sinh tương đối an toàn đối với thai nghén, lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với các kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong máu thai nhi thấp.
Nhóm không thể dùng gồm có: Nhóm tetracycline (doxycylin, minocyclin…) vì nguy cơ làm
hỏng men răng của trẻ; Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin…) vì có thể gây tổn thương thận
và gây độc cho tai trong của em bé (gây điếc không hồi phục hồi.
Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) có nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp trẻ em. Ketoconazol có thể gây ra dị tật dính ngón tay cho em bé.Biseptol gây thiếu máu nặng cho cả mẹ và bé.
Nhóm thuốc dùng thận trọng: Rifamycin không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; nitrofuran, acid nalidixic không nên dùng cuối thai kỳ; metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.
Theo Hoàng Giang - Sức khỏe gia đình
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
097460****
Tiếng kêu “rắc rắc”, “tách tách”… lúc di chuyển ở khớp gối có thể do tình trạng khớp gối của bạn đang gặp vấn đề...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình