Dùng thuốc chữa táo bón kéo dài coi chừng bệnh nặng hơn
Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil): Nhóm thuốc này chứa các chất xơ, chất sợi (từ vỏ, hạt, củ), chất nhầy (thạch rau câu), cám lúa mỳ, được cấu tạo gồm những hạt rất nhỏ có thể giữ một thể tích nước gấp nhiều lần thể tích của chúng. Khi uống vào thuốc sẽ hút nước làm tăng thể tích phân ở trực tràng tạo phản xạ đi tiêu tự nhiên. Nhóm thuốc này có tác dụng tương đối chậm nhưng ít can thiệp vào hoạt động bình thường của đại tràng hơn những thuốc nhuận tràng khác.
Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): Chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Các thuốc làm mềm phân (docusat): Giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn.
Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax): Dùng bơm hậu môn. Thuốc chứa dầu khoáng chất (parafin), các chất giúp thấm nước tốt (glycerin). Không dùng thuốc quá lâu ngày vì có thể làm kích ứng niêm mạc trực tràng, làm tổn thương niêm mạc trực tràng.
Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara): Thuốc tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Không nên dùng thuốc này quá một tuần vì chúng có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy. Không dùng nhóm thuốc này cho phụ nữ có thai và chỉ dùng khi những điều trị khác bị thất bại.
Ngoài ra có thể dùng phương pháp điều trị hỗ trợ khác: dùng sữa chua hoặc sữa bột có bổ sung chất xơ, trà thảo dược...
Để phòng tránh táo bón cần tạo ra thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một thời gian nhất định (tốt nhất vào buổi sáng khi thức dậy); không được nhịn khi buồn đi đại tiện; nên ăn nhiều rau, hoa quả chứa nhiều chất xơ; tập thể dục đều đặn; uống nhiều nước hằng ngày sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và làm mềm phân để đẩy ra ngoài được dễ dàng.
Theo BS Ngọc San - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
093844****
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình