Hotline 24/7
08983-08983

Metformin STADA® 1000 mg MR

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Công dụng

Ðiều trị bệnh tiểu đường typ 2 ở người lớn, đặc biệt ở bệnh nhân thừa cân, khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không thể kiểm soát nồng độ đường huyết thỏa đáng. Metformin có thể sử dụng đơn trị hoặc kết hợp với thuốc trị tiểu đường dạng uống khác hoặc với insulin.

Liều dùng

Đơn trị liệu và kết hợp với các thuốc trị tiểu đường dạng uống khác:

Nên uống Metformin STADA® 1000 mg MR 1 lần/ngày vào bữa ăn tối ở liều khuyến cáo tối đa 2 viên/ngày. 

Metformin STADA® 1000 mg MR được dùng như là một liệu pháp duy trì cho bệnh nhân đang điều trị với metformin hydroclorid 1000 mg hoặc 2000 mg. Khi chuyển đổi, liều hàng ngày của viên nén metformin phóng thích kéo dài nên tương đương với liều hàng ngày của metformin hydroclorid hiện đang dùng.  

Ở bệnh nhân đã điều trị với metformin hydroclorid ở liều trên 2000 mg/ngày, không khuyến cáo chuyển sang dùng viên nén metformin phóng thích kéo dài.

Đối với bệnh nhân mới dùng metformin hydroclorid: Liều khởi đầu thông thường của viên nén metformin phóng thích kéo dài là 500 mg x 1 lần/ngày (dùng chế phẩm khác phù hợp với liều này) vào bữa ăn tối. Sau 10 - 15 ngày, nên điều chỉnh liều dựa vào kết quả đo đường huyết. Việc tăng liều từ từ có thể cải thiện khả năng dung nạp qua đường tiêu hóa.  

Nếu không kiểm soát được đường huyết khi dùng viên nén metformin phóng thích kéo dài 1 lần/ngày ở liều tối đa 2000 mg/ngày, nên xem xét chế độ liều 2 lần/ngày (1 viên Metformin STADA® 1000 mg MR x 2 lần/ngày), cả hai liều dùng cùng với thức ăn vào các bữa ăn sáng và tối. Nếu vẫn không kiểm soát được đường huyết, bệnh nhân có thể chuyển sang viên nén metformin thông thường với liều tối đa là 3000 mg/ngày. 

Trong trường hợp chuyển từ thuốc trị tiểu đường dạng uống khác: Nên bắt đầu điều chỉnh liều với viên nén metformin 500 mg phóng thích kéo dài (dùng chế phẩm khác phù hợp với liều này) trước khi chuyển sang Metformin STADA® 1000 mg MR như đã chỉ định ở trên.   

Kết hợp với insulin:

Có thể dùng liệu pháp phối hợp metformin hydroclorid và insulin để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu thông thường của viên nén metformin phóng thích kéo dài là 500 mg x 1 lần/ngày (dùng chế phẩm khác phù hợp với liều này) vào bữa ăn tối, còn liều insulin được điều chỉnh dựa vào kết quả đo đường huyết. Sau khi điều chỉnh liều, nên xem xét chuyển sang dùng Metformin STADA® 1000 mg MR.  

Người cao tuổi:

Do ở người cao tuổi chức năng thận giảm, nên điều chỉnh liều metformin dựa trên chức năng thận. Cần đánh giá thường xuyên chức năng thận.

Trẻ em:

Do chưa có dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn, không nên dùng viên nén metformin phóng thích kéo dài cho trẻ em.

 
Hàm lượng

Mỗi viên nén phóng thích kéo dài chứa metformin hydroclorid 1000 mg.

Tác dụng phụ

Những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của metformin là về tiêu hóa. Những tác dụng này liên quan với liều, và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị, nhưng thường là nhất thời.

Thường gặp

Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.

Ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.

Giảm nồng độ vitamin B12.

Ít gặp 

Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

Nhiễm acid lactic.

Lưu ý

Ðối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn cảnh dễ dẫn đến tình trạng này.

Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh tiểu đường. Ðiều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.

Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, nguy cơ tích lũy và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận.

Metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy giảm chức năng thận; do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị.

Phải ngừng điều trị với metformin 2 - 3 ngày trước khi chiếu chụp X quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod, và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá lại chức năng thận thấy bình thường.

Có thông báo là việc dùng các thuốc uống điều trị tiểu đường làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn.

Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin.

Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành các phẫu thuật.

Không dùng metformin ở người bệnh suy giảm chức năng gan.

Metformin chống chỉ định đối với người mang thai. Trong thời kỳ mang thai bao giờ cũng phải điều trị tiểu đường bằng insulin.

Không thấy có tư liệu về sử dụng metformin đối với người cho con bú, hoặc xác định lượng thuốc bài tiết trong sữa mẹ. Metformin được bài tiết trong sữa của chuột cống trắng cái cho con bú, với nồng độ có thể ngang nồng độ trong huyết tương. Vì có trọng lượng phân tử thấp (khoảng 166), metformin có thể bài tiết trong sữa mẹ. Cần cân nhắc nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Sử dụng metformin đơn trị không gây hạ đường huyết và vì thế không ảnh hưởng trên tình trạng lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên bệnh nhân cần được cảnh báo về nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng metformin kết hợp với các thuốc trị tiểu đường khác (các sulfonylurê, insulin, meglinitid).

 
Bảo quản

Trong bao bì kín, nơi khô. Nhiệt độ không quá 30oC. 

Chống chỉ định

Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương (phải được điều trị đái tháo đường bằng insulin).

Giảm chức năng thận do bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dl ở nam giới, hoặc ≥ 1,4 mg/dl ở phụ nữ), hoặc có thể do những tình trạng bệnh lý như trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính và nhiễm khuẩn huyết gây nên. 

Quá mẫn với metformin hoặc các thành phần khác.

Nhiễm acid chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có hôn mê (kể cả nhiễm acid - ceton do tiểu đường).

Bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết.

Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.

Bệnh phổi thiếu oxygen mạn tính.

Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.

Những trường hợp mất bù chuyển hóa cấp tính, ví dụ những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.

Người mang thai (phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin).

Phải ngừng tạm thời metformin cho người bệnh chiếu chụp X quang có tiêm các chất cản quang có iod vì sử dụng những chất này có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận.

Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.

 

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X