Phó khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ Xem thông tin
1. Khớp háng có thể có những bệnh lý gì?
2. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo được chỉ định trong trường hợp nào?
3. Khớp háng nhân tạo có thời gian sử dụng trong bao lâu?
4. Khớp háng nhân tạo được làm bằng chất liệu gì, có gây bất tiện gì cho bệnh nhân không?
5. Bệnh nhân cao tuổi có phải là trở ngại lớn khi thay khớp háng hay không?
6. Bệnh nhân cao tuổi từ chối thay khớp háng thì việc điều trị tiếp theo như thế nào?
7. Sau phẫu thuật, người bệnh nên vận động như thế nào, bao lâu sẽ đi lại được?
8. Nếu cần làm chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân đã thay khớp nhân tạo có cần lưu ý gì?
9. Kinh nghiệm phẫu thuật thay khớp háng của BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Khớp háng là khớp chịu lực chính trong cơ thể. Một số bệnh lý thường gặp như thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi, trợt khớp háng… đều gây ảnh hưởng đến bệnh nhân, khiến bệnh nhân khó có thể đi lại khi có khớp háng không khỏe mạnh hoặc có bệnh lý chấn thường.
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Chúng ta sẽ có chỉ định thay khớp háng nếu khớp háng bị tổn thương khi gãy cổ xương đùi ở từ độ 2 trở lên. Khớp háng của bệnh nhân bị chấn thương sau khi té ngã, cổ xương đùi bị gãy và nó di lệch hơn 1 phân xương. Khi đó, chúng ta sẽ có chỉ định mổ để thay khớp hán bán phần.
Trường hợp bị hoại tử xương cũng khiến bệnh nhân đi lại đau. Khi đó, chúng ta phẫu thuật để giúp bệnh nhân đi lại và phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân. Đó là lợi thế của thay khớp háng.
Đối với bệnh nhân trẻ tuổi có bệnh lý khớp háng, việc thay khớp háng toàn phần được ưu tiên nhiều hơn vì chức năng sử dụng của bệnh nhân là về lâu về dài. Khi đó, bệnh nhân sẽ hạn chế việc thay lại khớp háng sau một thời gian.
Người trẻ tuổi được chỉ định thay khớp háng toàn phần nhiều hơn. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, chúng ta sẽ ưu tiên thay khớp háng bán phần nhiều hơn.
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Thời gian sử dụng của khớp háng nhân tạo bán phần là 10 năm, khớp háng toàn phần có thể được sử dụng từ 15 đến 20 năm.
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Thành phần chính của khớp háng là titanium, chất này thích hợp với cơ thể. Khớp háng nhân tạo có phủ thêm lớp HA và lớp xương nhân tạo giúp cho dính vào xương nhanh hơn và giúp bệnh nhân phục hồi vận động nhanh hơn, đôi khi bệnh nhân quên luôn việc mình có khớp háng nhân tạo trong người.
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Bệnh nhân cao tuổi thường có bệnh lý tiểu đường, nếu bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng, chúng ta vẫn can thiệp được. Bệnh viện sẽ theo dõi đường huyết và điều chỉnh đường huyết về mức ổn định trước ca mổ.
Đối với bệnh tăng huyết áp, chúng tôi vẫn điều chỉnh và kiểm soát được huyết áp của bệnh nhân trong cuộc mổ.
Cho nên, bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường và cao huyết áp cứ an tâm nếu cần thay khớp háng.
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Nếu bệnh nhân bị hoại tử cổ xương đùi hoặc gãy cổ xương đùi sợ thay khớp háng do có bệnh lý nền, bác sĩ theo dõi và hướng dẫn cho bệnh nhân khi có chỉ định.
Các biến chứng của tiểu đường và tăng huyết áp bao gồm loét, viêm phổi và rối loạn dinh dưỡng sẽ xảy ra nếu bệnh nhân không đi lại được, dẫn đến bị suy giảm tuổi thọ. Do đó, chỉ định ưu tiên là phẫu thuật nếu có chỉ định đúng.
Bệnh nhân thay khớp háng nhân tạo được tập vật lý trị liệu trong tư thế ngồi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Đối với bệnh nhân được chỉ định thay khớp háng, bệnh nhân sẽ được chuyển lên trại sau 6 giờ. Sau khoảng 12 đến 24 giờ, bệnh nhân sẽ được cho ngồi dậy và sau 24 giờ, khi bệnh nhân đỡ đau bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đi lại càng sớm càng tốt. Đi lại càng sớm càng tốt là ưu tiên đối với bệnh nhân thay khớp háng.
Khi bác sĩ đánh giá bệnh nhân bắt đầu đi lại được, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đi trên khung. Sau 3 - 4 tuần, bệnh nhân sẽ bỏ khung và đi lại bình thường. Muốn chơi thể thao, bệnh nhân phải cần từ 2 - 6 tháng.
Nếu cần làm các chẩn đoán hình ảnh hay đi qua cửa an ninh máy bay thì bệnh nhân đã thay khớp nhân tạo có cần lưu ý gì hay không?
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Nếu bệnh nhân có chỉ định chụp MRI hay CT, thành phần kim loại của khớp háng nhân tạo không ảnh hưởng đến việc chẩn đoán hình ảnh.
Khi lên máy bay, cửa an ninh vẫn báo bệnh nhân có dụng cụ kim loại trong người. Khi bộ phận an ninh nhìn hình ảnh quét vào cơ thể, họ hiểu bệnh nhân có bộ khớp nhân tạo nên không ảnh hưởng đến việc đi máy bay hay tham dự hoạt động khác.
BS có thể cho biết BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đã thay khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân từ độ tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu? Trong đó, bao nhiêu người từ 80 tuổi trở lên?
BS.CK1 Nguyễn Anh Trung:
Bệnh nhân được thay khớp hán ở bệnh viện SIS trẻ nhất là 32 tuổi. Người này được chẩn đoán là hoại tử xương đùi độ 4. Do đó, bệnh nhân được chỉ định là thay khớp háng một bên.
Đối với bệnh lý hoại tử cổ xương đùi ở người trẻ tuổi, bệnh có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân như do chấn thương, loạn sản sụn, tức là bệnh nhân có vấn đề về sụn còn nhỏ.
Khi lớn lên bệnh nhân thấy đau khi đi đứng, đi khám mới phát hiện mình có bệnh lý khớp háng. Khi chụp, khớp háng của bệnh nhân đã biến mất. Khi đó, bệnh nhân bắt buộc phải thay khớp háng. Với khớp háng nhân tạo, bệnh nhân có thể sử dụng để đi lại và chơi thể thao.
Đối với bệnh nhân lớn tuổi được thay khớp háng tại bệnh viện, bệnh nhân 95 tuổi này bị gãy cổ xương đùi, bệnh nhân được thay khớp háng bán phần và đã đi lại bình thường. Hiện tại, bệnh nhân sống rất khỏe.
Đối với bệnh nhân 80 tuổi trở lên cần thay khớp háng, con số chiếm khoảng 20 đến 30%. Những bệnh nhân này được thay khớp háng do xương yếu, đi lại dễ té ngã, loãng xương dẫn đến gãy cổ xương đùi. Bệnh nhân chỉ thay khớp háng bán phần, thời gian mổ chỉ từ 30 đến 45 phút. Sau một đến hai ngày, bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại được.
Trọng Dy (ghi)