Phép mầu phẫu thuật
Như là nhà điêu khắc, "tác phẩm" của những BS chỉnh hình chính là con người với những đường nét cơ thể dần toàn vẹn để một cuộc đời mới bắt đầu hồi sinh.
Lặn lội từ Phnom Penh (Campuchia) sang, anh O.C (30 tuổi) lết vào Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TPHCM với một khối u rất to bên đùi trái, kéo dài đến tận giữa cẳng chân khiến anh đau nhức dữ dội. O.C khi đó hoàn toàn suy kiệt, cao 1,64 m nhưng chỉ nặng 42 kg, tính cả khối u nặng hơn chục ký. Sau vài lần điều trị trong nước không thành, anh sang nhiều nước trong khu vực nhưng chỗ thì chi phí quá cao, nơi thì từ chối vì khối u quá lớn, phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm.
Thách thức cân não
Sau khi kiểm tra và hội chẩn với BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, BV Ung Bướu TPHCM, các BS BV Nhân dân 115 tiến hành phẫu thuật. Mục tiêu đề ra không chỉ là giúp O.C thoát khỏi khối u mỡ liposarcoma ác tính mà còn tái tạo phần chân trái giúp anh có thể đi lại như trước.
Sau khi bóc tách khối u 12,5 kg, phần đùi trước của bệnh nhân hầu như không còn cơ, lộ rõ cả xương trắng. Các bác sĩ phải lấy cơ vùng sau đùi chuyển lên phía trước để tái tạo, đồng thời cố gắng bảo tồn toàn bộ máu và thần kinh… Phép mầu đã đến với O.C sau gần 10 năm đau đớn. Hai tuần sau phẫu thuật, anh bắt đầu tập đi và xuất viện với đôi chân bình thường.
Trả lại cuộc sống bình thường
BS chuyên khoa II Nguyễn Quốc Trị, Trưởng Khoa Chi dưới - BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, không bao giờ quên trường hợp một bệnh nhân nam bị viêm dính cột sống, viêm dính khớp háng, khớp gối và hai vai. Trước thời gian nhập viện khoảng 4-5 năm, bệnh nhân bắt đầu cảm nhận cơ thể có sự thay đổi. Sau đó, cột sống, khớp háng và khớp gối hai bên dần cứng gập, hai cánh tay dang ra không thể khép lại được do khớp vai cũng dính cứng. Vì nhà nghèo, bệnh nhân âm thầm chịu đựng cơn đau cho đến khi kiệt sức mới đến BV.
Sáng tạo để cứu người Suốt mấy năm trời ròng rã điều trị ở nhiều BV tại TPHCM, ông N.X, một cảnh sát đã về hưu của Campuchia, gần như tuyệt vọng. Ông bị đạn bắn vào đùi, để lại một hốc to viêm đau mãi không lành nên cùng gia đình đến TPHCM "vái tứ phương". Cuối cùng, ông tìm đến BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, được chính BS chuyên khoa II Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV, trực tiếp điều trị. "Bệnh nhân từng được phẫu thuật ghép xương xốp nhưng không thành công. Phần lỗ hổng to như quả cam nên việc ghép rất khó khăn.
Theo y văn, phương pháp này tỉ lệ thành công cao nhất là 30%. Tôi tham khảo ý kiến vài chuyên gia người Mỹ thì họ khuyên nên dùng xi măng y tế lấp đầy. Nhưng nếu làm vậy mà vẫn không khỏi thì buộc phải đục phần xi măng ấy ra để chữa tiếp, sẽ còn phức tạp hơn…" - BS Ánh nhớ lại. Cuối cùng, BS Ánh lại chọn một phương án rất... Việt Nam, học hỏi từ GS-BS Nguyễn Quang Long - một bậc thầy trong ngành phẫu thuật chỉnh hình. Đó là dùng những miếng gạc tẩm dầu mù u, đưa vào hốc xương thật cẩn thận, bảo đảm vô trùng, hằng ngày lại thay gạc mới… Hơn một tháng sau, xương đùi của bệnh nhân đã tự tái tạo, lấp đầy lỗ trống; vết thương hồi phục hoàn toàn. |
Kỳ tới: Quý từng nếp da, thớ thịt
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình