Nở rộ bệnh thiếu hơi… đàn ông
Sở dĩ nó có tên như thế là vì người ta mô tả chứng bệnh này kèm theo những lời đồn đại về mối liên quan của nó với cơ quan sinh dục nữ.
Ngoài ra bệnh còn có tên khoa học là Hysteria. Hiện nay, tâm thần học hiện đại xếp Hysteria vào nhóm các bệnh loạn thần tâm căn. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu (thuật ngữ nhân cách dùng trong y học hoàn toàn khác với khái niệm nhân cách về mặt đạo đức xã hội).
Biểu hiện và dạng lâm sàng thường gặp nhất là khóc cười, sợ hãi, la hét, ngất xỉu mà không có
nguyên nhân rõ ràng. Người bệnh cũng bị rối loạn cảm giác, co giật, đau bụng, đau ngực, đột nhiên
ngất lịm, rối loạn cảm giác….
Điều kỳ lạ là họ vẫn quan sát được những chuyện diễn ra chung quanh. Người thần kinh yếu, từng bị tổn thương tâm lý hoặc được nuông chiều từ nhỏ rất dễ mắc chứng bệnh này. Họ có xu hướng trầm trọng hóa những vấn đề mình gặp.
Theo BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia, trong bảng phân loại bệnh quốc tế, bệnh thiếu hơi đàn ông được gọi là rối loạn phân ly, gặp ở 0,3 - 0,5% dân số, thường là phụ nữ (cao gấp 10 lần so với nam giới).
Chỉ cần đàn ông chạm vào là khỏi?
Cho đến nay, vẫn không có bằng chứng khoa học về vấn đề nhiều người thắc mắc nhất: bệnh sẽ chữa trị được khi có… hơi đàn ông, hoặc giảm hẳn sau khi lập gia đình.
Bệnh được điều trị bằng phương pháp tâm lý, thôi miên, tạo quan hệ tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp khó khăn hơn, cần sử dụng ngay thuốc Benzodiazepin, sau đó dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp, ví dụ như Elavil, hoặc các thuốc mới như Prozac, Remeron, Sertralin...
Khi có người bệnh, cần tránh tập trung, chăm sóc quá chu đáo khiến bệnh nặng thêm, nhưng phải tôn trọng bệnh nhân. Trong điều trị có thể dùng một số thuốc giảm lo âu, thuốc làm giảm các triệu chứng cơ thể.
Gia đình có người bệnh cần tránh chăm sóc quá chu đáo khiến bệnh nặng thêm. Trong điều trị có thể dùng một số thuốc giảm lo âu, thuốc làm giảm các triệu chứng cơ thể.
Theo Như Mây - Một thế giới
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình