Hotline 24/7
08983-08983

Những hệ lụy của căn bệnh "ông cụ non"

Những người già trước tuổi 10 năm sẽ có nguy cơ trầm cảm và rắc rối về nghề nghiệp gấp 4 lần người bình thường.

Trái lại những người trẻ hơn tối thiểu 10 tuổi so với tuổi khai sinh hay gặp những rào cản lớn trong nỗ lực duy trì hôn nhân và tình bạn.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, chỉ có 20% số người có tuổi tâm hồn “khớp” với tuổi khai sinh thể xác. Đa số còn lại thuộc hai dạng: hoặc trẻ hơn, hoặc già hơn. Sự chênh lệch quá lớn giữa tuổi tâm hồn và tuổi thể xác có thể gây khó khăn cho cuộc sống.

Ảnh minh họa

Hãy hình dung một người phụ nữ đã trưởng thành cư xử không khác gì một bé gái, còn một chàng trai đôi mươi 20 lại “ông cụ non” với những âu lo từ gánh nặng trách nhiệm đối với cả thế giới. Những người tuổi khai sinh không đồng nhất với trạng thái tâm lý thường khổ sở trong bộ da quá già hoặc quá trẻ. Ngay cả khi đấng nam nhi suốt đời cảm thấy tuyệt vời với tâm hồn con nít, anh ta có thể trở thành cái gai trong mắt mọi người.

Nhất quán với tuổi khai sinh

Nhà khoa học New Zeland, bác sĩ tâm lý sĩ tâm lý trị liệu Renese Ross đã 12 năm nghiên cứu về vấn đề tuổi tâm lý. Bà đã tìm hiểu và phân tích tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trên 5 ngàn đối tượng; kết quả: chỉ có 20% trong số họ có tuổi tâm hồn y hệt tuổi khai sinh (tức trạng thái sức khỏe thể xác), 38% có trạng thái tâm lý trẻ con và 55% - già hơn tuổi khai sinh.

“Trong nguyên tắc xác định tuổi tâm lý, người ta quan tâm đến những vấn đề như: ý thức trách nhiệm, mối quan hệ với người khác, năng lượng hoạt động ngẫu hứng - BS R.Ross giải thích- Thoạt đầu tôi tưởng mối tương quan đó không có ý nghĩa thực tế. Tuy nhiên, khi bắt đầu nghiên cứu cảm giác hạnh phúc từ cuộc sống của những người tham gia viết phiếu thăm dò, kết quả cho thấy: so với đồng loại thuộc dạng chênh lệch hai loại tuổi, những người cảm thấy bản thân có số tuổi chính xác như tuổi khai sinh hạnh phúc hơn nhiều và sống thanh thản hơn, ít khi bị bực tức, cáu giận”.

Thực tế nghiên cứu cũng chứng tỏ: chênh lệch giữa tuổi tâm lý và thực tế càng lớn, càng nhiều rối loạn tiềm năng. Những người già trước tuổi 10 năm bị đe dọa bởi nguy cơ trầm cảm và những rắc rối về nghề nghiệp lớn hơn 4 lần. Trái lại những người trẻ hơn tối thiểu 10 tuổi so với tuổi khai sinh hay gặp những rào cản lớn trong nỗ lực duy trì hôn nhân và tình bạn.

Nguồn cội của những “ông cụ non”

Không hiếm trường hợp trẻ có những biểu hiện “người lớn” ngay ở tuổi mẫu giáo. GS EvaDobosz, chuyên gia tâm lý cho biết: Thỉnh thoảng, đơn giản đó chỉ là vấn để cá tính. Do trẻ không thích đồ chơi truyền thống mà say mê xem chương trình phổ biến kiến thức Discovery chẳng hạn. Tuy nhiên, số đông trẻ “già trước tuổi” vì lý do không có anh (chị ) em, không được đi nhà trẻ và mẫu giáo, không có cơ hội giao lưu với bạn cùng lứa đến năm bảy tuổi. Kết cục là chúng nhanh chóng “thuần thục” ngôn ngữ người lớn cũng như cách tiêu khiển của họ (như xem tivi, lướt Internet hoặc buôn chuyện bên ly nước chè).

Nhà bóng và trẻ em là liệu pháp cho những người "già trước tuổi"

Những cá nhân như thế thường già trước tuổi. Chúng cảm thấy dễ chịu hơn giữa những người lớn tuổi hơn bản thân, chúng thiếu tư duy và hành động ngẫu hứng, thay vào đó hoạch định từng bước đi một cách chính xác.

Trong nhóm “già trước tuổi” còn có một bộ phận lớn những người buộc phải tăng tốc phát triển vì điều kiện sống. Ngay tuổi ấu thơ họ đã phải chăm sóc các em, chăm sóc ông bà ốm đau hoặc gánh vác trách nhiệm gia đình vì cha mẹ ly hôn hoặc nghiện ngập.

Liệu pháp chữa trị

Những người có tuổi ấu thơ không được chăm sóc chu đáo, thiếu thốn tình cảm thường gặp rắc rối trong mối quan hệ vợ chồng, thí dụ không biết cách chiều đối tác khi sinh  hoạt thầm kín. Họ thường nỗ lực kiểm soát tất cả. “Đối với dạng người này giải pháp tốt nhất có thể là sự ngẫu hứng và trò giải trí hấp dẫn, được điều chỉnh theo phép vi lượng đồng cân” – Giáo sư Ute Muller, bác sĩ tâm lý trị liệu Đức cho biết. Trong liệu trình điều trị của mình, Gs Muller có tiết mục mời các bệnh nhân già trước tuổi đến phòng giải trí có bể bơi chứa đầy bóng nhựa (với đám đông trẻ em). Dù tâm hồn cằn cỗi đến mấy, đối tượng cũng buộc phải trẻ lại nhiều tuổi – sau những giây phút rơi từ cầu trượt xuống bể bơi ngộ nghĩnh như vậy.

“Cậu ấm” mãi mãi tuổi ấu thơ

Hội chứng “con bám váy mẹ” (đa số là nam giới) xuất hiện ở ngày càng nhiều, nhất là ở phương Tây, Thường họ là đối tượng lúc nào cũng khẳng định: “Tôi còn quá trẻ để…”. Họ không có khả năng tự quyết định, lựa chọn bất kể đó là vấn đề hôn nhân hay công việc và cứ hồn nhiên sống dựa vào bố mẹ đến cuối đời. Nhiều người trong số họ dính vào những cuộc phiêu lưu tình ái thoáng qua và thích thú tham gia các môn thể thao mạo hiểm. Chỉ riêng ý nghĩ về ngày làm bố đã khiến họ phải… nổi mụn.

Thay vào đó, sau giờ làm việc đàn ông “mãi mãi tuổi ấu thơ” thư giãn bằng vài vại bia hoặc nhảy vào trò chơi điện tử. Họ liên tục nảy ra những kế hoạch làm giầu tuyệt vời, sửa chữa thế giới, nắm quyền lãnh đạo công ty trong khi bản thân chỉ là nhân viên…

Ảnh minh họa

Như khẳng định của chuyên gia tâm lý, GS Dan Killey, tác giả cuốn sách “Hội chứng con bám váy mẹ”, đa số nạn nhân dạng này là những đấng nam nhi từ nhỏ đã được mẹ nuông chiều thái quá. Tuổi tâm lý của đối tượng này xấp xỉ 18, thậm chí cả khi thực tế họ đã 50 tuổi. Trong phụ nữ, hội chứng “con bám vay mẹ” hiếm khi xuất hiện. Có thể nhận biết phụ nữ là nạn nhân hội chứng nay qua thực tế không mặn mà với việc thiết lập mối quan hệ ổn định, hay thay đổi việc làm và né tránh khả năng trở thành mẹ.

Liệu pháp chữa trị

Đa số những người suốt đời “bám váy mẹ” hoàn toàn không có mong muốn trưởng thành. Để họ có thể thay đổi, cần xuất hiện tình huống, buộc đối tượng phải nhận trách nhiệm về mình, thí dụ vì công ty của bố mẹ phá sản hoặc cha mẹ thất nghiệp, ốm đau. Những cuộc trò chuyện tâm tình chân thành với người cùng giới (tuổi phải cao hơn) cũng có thể phát huy tác dụng tích cực với các “cậu ấm”.

 
Theo Tri thức trẻ (Psycho)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X