Hotline 24/7
08983-08983

Những điều bạn cần biết về cấy ghép gan

Ghép gan là phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối, bằng cách phẫu thuật để loại bỏ gan bị bệnh và thay thế bằng gan khỏe mạnh.

I. Ghép gan là gì?

Ghép gan là một phẫu thuật mà bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ gan bệnh của bạn. Sau đó, nó được thay thế bằng toàn bộ hoặc một phần lá gan khỏe mạnh của người hiến tặng. Gan hiến tặng có thể đến từ người hiến tặng còn sống hoặc đã qua đời.

Có một lá gan khỏe mạnh là điều cần thiết giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân, vì gan có nhiệm vụ rất quan trọng đó là lọc máu và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Ghép gan sẽ giúp cứu sống bạn khi gan của bạn không còn hoạt động tốt nữa. Đây là biện pháp cuối cùng đối với các bệnh gan mạn tính, ung thư gan và các bệnh gan cấp tính nặng (khởi phát đột ngột).

Phẫu thuật cấy ghép gan hết sức phức tạp, cần có sự kết hợp của các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và y tá hỗ trợ, và thời gian có thể kéo dài từ 4 đến 18 giờ.

Ghép ganGhép gan là một phẫu thuật mà bác sĩ thay thế gan bệnh bằng gan lành khoẻ mạnh

II. Tỷ lệ sống sót sau ghép gan

Những người được ghép gan có 89% cơ hội sống sau 1 năm. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 75%.

Tuy nhiên, không phải lúc nào ghép gan cũng thành công, mà có cả thất bại, và bệnh có thể tái phát trở lại ở những bệnh nhân mắc một số bệnh nhất định.

Do đó, điều quan trọng là bạn phải theo dõi kỹ lưỡng sau cấy ghép gan và đôi khi cần xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào trong quá trình hồi phục của mình.

III. Khi nào bệnh nhân cần ghép gan?

Bác sĩ thường sẽ đề nghị ghép gan cho những người bị bệnh gan giai đoạn cuối, vì họ có thể sẽ chết nếu không được cấy ghép. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị ghép gan nếu các phương pháp điều trị bệnh gan khác không hiệu quả.

Cấy ghép gan có thể là lựa chọn cho bệnh gan mãn tính hoặc suy gan.

Bên cạnh đó, xơ gan là lý do phổ biến nhất cần được ghép gan. Do xơ gan sẽ làm thay thế mô gan khỏe mạnh bằng mô bị sẹo, dẫn đến hoạt động của gan kém hiệu quả. Nguyên nhân của xơ gan bao gồm:

  • Lạm dụng rượu
  • Viêm gan B hoặc C mạn tính
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Viêm gan tự miễn
  • Rối loạn chuyển hóa

Ngoài ra, để xác định xem bạn có thật sự cần ghép gan hay không, bác sĩ phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như:

  • Mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh
  • Những phương pháp bạn đã từng điều trị nhưng không hiệu quả
  • Tiền sử bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng mãn tính như HIV
  • Sức khỏe tổng thể của bạn
  • Sức khỏe tinh thần của bạn
  • Khả năng hỗ trợ từ gia đình hoặc bạn bè của bạn
  • Không mắc các bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng
  • Trong vòng 5 năm vừa qua và hiện tại cũng không bị ung thư
  • Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích
  • Sẵn sàng với việc uống thuốc suốt đời sau khi phẫu thuật
  • Nếu người bệnh đáp ứng được đủ các điều kiện trên thì sẽ được đưa vào danh sách chờ gan.

thực hiện ghép ganGhép gan thường được thực hiện với người bệnh gan mãn tính hoặc suy gan

IV. Trường hợp bệnh nhân không được ghép gan

Trước khi cấp phép ghép gan, bác sĩ sẽ cân nhắc xem ca phẫu thuật có thành công và kéo dài sự sống của bạn hay không. Nếu bệnh nhân mắc phải những trường hợp sau đây làm ảnh hưởng đến thành công của ca cấy ghép thì sẽ không được cấy ghép gan như:

  • Người bị ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể
  • Người có các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, phổi
  • Người bị xơ gan do nghiện rượu, khả năng bỏ rượu rất thấp.
  • Lạm dụng chất gây nghiện hoặc chất cồn
  • Nhiễm trùng huyết

V. Phục hồi sau ghép gan

Thời gian nằm viện thường sẽ là 3 tuần đối với những người sau khi cấy ghép gan. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thành công của ca phẫu thuật cũng như xác định nhu cầu chăm sóc tại nhà của bạn.

Có thể mất đến một năm cho đến khi bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Do đó hãy cho bác sĩ biết về sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn trước khi xuất viện để có những tư vấn cụ thể và hữu ích trong quá trình hồi phục.

VI. Biến chứng có thể xảy ra khi ghép gan

Rủi ro lớn nhất của ghép gan là cấy ghép thất bại hay còn được hiểu là thải ghép. Trong trường hợp này, cơ thể bạn sẽ xảy ra phản ứng từ chối gan mới.

Có 3 loại thải ghép: thải ghép siêu cấp tính, thải ghép cấp tính và thải ghép mãn tính. Thải ghép siêu cấp tính xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau phẫu thuật. Thải ghép cấp tính thường diễn ra trong 1 vài ngày hoặc tuần kể từ khi phẫu thuật. Còn với thải ghép mãn xảy ra sau 1 năm trở lên.

Tỉ lệ cấy ghép thất bại vào khoảng từ 10% đến 15% do những nguyên nhân như biến chứng, chất lượng lá gan mới và sai sót trong phẫu thuật.

 Biến chứng sau ghép ganSau ghép gan vẫn có khả năng thải ghép và biến chứng, do đó bệnh nhân cần hết sức lưu ý và theo dõi sức khỏe định kỳ

Ghép gan cũng khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao. Các biến chứng lâu dài khác có thể bao gồm:

  • Chảy máu
  • Tổn thương đường mật
  • Các cục máu đông

Xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc dùng để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn chấp nhận gan mới.

VII. Làm sao để lá gan khỏe mạnh sau cấy ghép?

Sau khi ghép gan, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn, bao gồm tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh. Bởi thể chất khỏe mạnh mới giúp tăng cường sức khỏe cho lá gan.

Bạn cũng có thể hạn chế các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh gan đó là:

  • Lạm dụng rượu
  • Hút thuốc
  • Quá liều acetaminophen
  • Béo phì
  • Cholesterol cao

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X