Hotline 24/7
08983-08983

Nhiễm khuẩn hô hấp trên - Từ lâm sàng đến cá thể hóa điều trị

Trong lớp đào tạo liên tục do Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức, với sự đồng hành của Nhãn hàng Klamentin - DHG Pharma vào ngày 15/9/2023 vừa qua đề cập đến 2 vấn đề trọng điểm. Một là cách tiếp cận, lựa chọn và sử dụng kháng sinh với các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp trên thường gặp. Hai là tối ưu điều trị trên những nhóm bệnh nhân đặc biệt (trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người có bệnh nền, người sử dụng thuốc).

Hội thảo trực tuyến có cấp CME với chủ đề “Nhiễm khuẩn hô hấp trên: Từ lâm sàng tới cá thể hóa điều trị” cùng diễn giả giàu kinh nghiệm - chủ tọa - PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam - và báo cáo viên BS.CK2 Lâm Hoàng Yến - Phụ trách chuyên khoa Tai Mũi Họng và điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nhân dân 115 nhận được phản hồi tích cực từ các học viên tham dự. Chương trình thu hút gần 500 người tham dự qua zoom, gần 42.000 lượt xem trên các nền tảng fanpage Hội Hô hấp Việt Nam và fanpage/youtube AloBacsi.

1. Lựa chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa cấp, viêm họng cấp, viêm mũi xoang cấp

BS.CK2 Lâm Hoàng Yến đề cập, nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Trung bình 1 trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên 4-6 lần/ năm. Hằng năm trên thế giới có 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu do viêm phổi.

Chuyên gia dẫn chứng, đây là lý do đi khám nhiều nhất ở các quốc gia trên thế giới và có đến 75% kháng sinh kê đơn được dành cho nhiễm khuẩn hô hấp. BS Hoàng Yến nêu lên thực tế ở Việt Nam, quan niệm “lai rai như tai mũi họng” khiến nhiều người bỏ qua bệnh, không điều trị hoặc tự điều trị dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng cấp, viêm mũi xoang cấp, viêm tai giữa cấp là 3 căn bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên thường gặp nhất được chuyên gia đề cập. Trong đó, đối với viêm họng cấp, điều quan trọng là quyết định dùng kháng sinh để tránh các biến chứng của viêm họng do Streptococcus hemolytic group A (liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A - GABHS). Việc chẩn đoán viêm họng cấp do siêu vi hay vi khuẩn, đặc biệt là GABHS, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, chuyên gia nhấn mạnh vai trò của thang điểm Centor, nếu ≥ 3 xem xét dùng kháng sinh.

BS Hoàng Yến cho biết, điều trị viêm họng cấp với các giải pháp tại chỗ (nước muối sinh lý, các dung dịch sát khuẩn họng, thuốc ngậm) và toàn thân. Về kháng sinh, chuyên gia dẫn chứng một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thất bại cao trong điều trị viêm họng GABHS với pennicillin và erythromycin, trong khi đó tỷ lệ thành công cao với amoxicillin + acid clavulanic, clindamycin.

Về viêm mũi xoang cấp, được xác định bội nhiễm vi khuẩn (ABRS) khi có các triệu chứng, một là kéo dài liên tục 10 ngàykhông cải thiện về triệu chứng. Hai là xuất hiện đợt triệu chứng nặng hơn sốt trở lại, nhức đầu, hay gia tăng chảy mũi đục theo sau một đợt URI điển hình 5-6 ngày và đã có dấu hiệu cải thiện trước đó). Ba là khởi phát với triệu chứng nặng như sốt cao ≥ 39oC và chảy mũi mủ, hay đau nhức mặt, kéo dài ít nhất 3-4 ngày liên tục ngay từ lúc khởi phát bệnh.

BS Hoàng Yến nhấn mạnh, viêm mũi xoang cấp nếu không điều trị kịp thời, kiểm soát kém hiệu quả có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm, như viêm phổi, thủng màng nhĩ, viêm não, viêm màng não, não úng thủy, huyết khối xoang tĩnh mạch hang, viêm tủy xương, nhiễm trùng huyết, suy đa hệ cơ quan, thậm chí tử vong.

Trong điều trị viêm mũi xoang gồm có tại chỗ (xịt mũi, rửa mũi; co mạch tại chỗ và corticoid tại chỗ), toàn thân (liệu pháp kháng sinh, giảm đau hạ sốt khi cần, chất tan nhầy và cân nhắc kháng viêm). Liên quan đến kháng sinh trong điều trị viêm mũi họng do vi khuẩn cấp ở trẻ em, BS Hoàng Yến cho biết, lựa chọn đầu tay là amoxicillin + acid clavulanic. Đối với nguy cơ kháng kháng sinh hoặc điều trị ban đầu thất bại có thể tăng liều amoxicillin + acid clavulanic 90mg/kg/ngày hoặc hoặc clindamycin (30-40mg/kg/ ngày) cộng với cefixime (8mg/kg/ngày) hoặc cerpodoxime (10mg/kg/ngày).

Đối với viêm tai giữa cấp, tác nhân vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Haemophilus influenzae 47%, Steptococcus pneumoniae 38% và Moraxella catarralis 8%. Amoxicillin là kháng sinh đầu tay trong điều trị bệnh lý này và amoxicillin + acid clavulanic được chỉ định cho những trường hợp viêm tai giữa cấp tái phát, vi khuẩn Gram dương sản xuất sản xuất β-lactamase. Trong trường hợp dị ứng với penicillin và cefalexin, có thể dùng azithromycin.

Nguyên tắc và lưu ý về kháng sinh khi dùng trên các nhóm đặc biệt

Trong bài báo cáo, đối với những trường hợp đặc biệt, BS.CK2 Lâm Hoàng Yến cũng đưa ra những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thuốc kháng sinh. Ở trẻ em thừa cân, béo phì dựa trên nguyên tắc liều kháng sinh theo cân nặng nhưng không vượt qua tổng liều cho phép. Ở phụ nữ mang thai và cho con bú, nên tăng cường điều trị tại chỗ, khi điều trị bằng thuốc uống phải được lựa chọn cẩn thận để không ảnh hưởng thai nhi và em bé.

“Đối với người bệnh nền, chẳng hạn như hen, COPD, lao, các thuốc tan nhầy cần lựa chọn thích hợp, ví dụ như acetyl cysteine có thể làm khởi phát cơn hen; hay với người bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành) không được dùng thuốc co mạch toàn thân và tại chỗ); với bệnh nhân đái tháo đường, cần lưu ý không sử dùng corticoid, ngoài ra siro ho cũng sẽ làm tăng đường huyết, vì vậy cần chú ý” - chuyên gia cho biết.

Với người đang dùng thuốc cần nhớ, thuốc kháng đông (một số kháng sinh có thể làm tăng INR), thuốc chống nôn (domperidone) tương tác với macrolide có thể gây kéo dài khoảng QT, thuốc điều trị gout (allopurinol) tăng tỷ lệ phát ban của ampicillin. Ở người cao tuổi chuyên gia nhấn mạnh vấn đề có nhiều bệnh nền đi kèm, chức năng gan thận đều giảm. Vì vậy, thuốc được bài tiết chủ yếu qua thận có nguy cơ phản ứng độc hại cao hơn ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.

Chuyên gia cũng đưa ra hướng dẫn trên bệnh nhân suy thận, suy gan. Theo đó, đa số kháng sinh được thải trừ qua thận, vì vậy cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, một số kháng sinh không cần hiệu chỉnh liều trên nhóm bệnh nhân này như azithromycin, clindamycin, moxifloxacin, minocycline. Đối với suy gan, thuốc thường không cần hiệu chỉnh liều ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân gan nặng, cần hiệu chỉnh liều của các thuốc có khả năng gây độc cho gan, ví dụ clindamycin.

Chương trình với chủ đề thiết thực cùng hai chuyên gia giàu kinh nghiệm, sự dẫn dắt từ Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam nhận được những phản hồi tích cực từ người tham dự

Với sự dẫn dắt của chủ tọa PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, chương trình trở nên sôi nổi với hàng loạt câu hỏi liên tục nhận được từ y bác sĩ trên cả nước tham dự qua zoom.

Qua các thắc mắc, hai chuyên gia lần luợt giải đáp và đồng thuận ý kiến: thời điểm tốt nhất để đánh giá hiệu quả của phác đồ kháng sinh là 3 ngày; theo khuyến cáo của FDA, amoxicillin + acid clavulanic được xếp vào nhóm B, vì vậy có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú; Để tối ưu điều trị có thể tăng liều amoxicillin cao nhất 90mg/kg/ngày chia 3 lần và acid clavulanic chỉ nên giới hạn 1g để hạn chế tác dụng phụ; amoxicillin + acid clavulanic tỷ lệ 8:1 (90mg/kg/ngày amoxicillin và acid clavulanic 6,4mg/kg/ngày) là tốt nhất, bởi vì sẽ sử dụng được liều amoxicillin tối đa và giữ được liều acid clavulanic thấp hơn, điều này có thể giảm tác dụng phụ tiêu chảy.

Cuối cùng, trên hàng loạt sản phẩm trên thị trường với thành phần amoxicillin + acid clavulanic, BS.CK2 Lâm Hoàng Yến đánh giá cao Klamentin của DHG Pharma, sản phẩm tương đương sinh học với những hàm lượng để chọn lựa cho các nhóm bệnh nhân.

Trong chương trình, hai chuyên gia còn giải đáp nhiều thông tin thú vị xoay quanh nhiễm khuẩn hô hấp trên. Y bác sĩ có thể theo dõi chương trình đầy đủ TẠI ĐÂY.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X