Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh thận mạn phải chạy thận đối mặt nguy hiểm gì trong dịch COVID-19?

TTƯT. PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên chỉ ra các vấn đề suy thận kéo theo hệ lụy gì cho sức khỏe, và mùa COVID-19 người bệnh thận đối mặt nguy hiểm gì.

1. Những hậu quả, hệ lụy nào ảnh hưởng đến sức khỏe nếu mắc bệnh lý về thận, đặc biệt là suy thận?

Thận của chúng ta đảm nhiệm nhiều chức năng cho cơ thể. Chức năng quan trọng nhất của thận là đào thải nước tiểu, biến dưỡng ra khỏi cơ thể chúng ta qua đường tiểu. Chất đào thải quan trọng nhất là ure.

Bên cạnh đó, thận còn đảm nhiệm chức  năng cân bằng môi trường dịch trong cơ thể, bao gồm các chất như các chất điện giải, natri, clo, kali…

Ngoài chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, điều chỉnh nội mô, thận phải giữ lại các chất quan trọng khác cho cơ thể khi máu đi qua thận chẳng hạn như đường, đạm, mỡ. Nếu chúng ta bị tổn hại thận, nó không những thải được chất cặn bã và giữ các chất quan trọng cho cơ thể, nội mô bị rối loạn trầm trọng.

Chức năng cuối cùng thận đảm nhận là điều chỉnh sinh hồng cầu qua việc sản xuất erythropoietin (EPO). Người bị suy thận sẽ bị kèm theo tình trạng thiếu máu.

Thận có nhiều chức năng, thận không làm việc sẽ kéo theo nhiều rắc rối cho chúng ta. Khi một người bị suy thận, người thầy thuốc phải đối diện trước nhiều vấn đề để điều chỉnh cho bệnh nhân.

Một người bị suy thận khi chức năng thận không còn hoạt động. Tùy theo mức độ, nếu các đơn vị thận bị đình chỉ hay một phần của thận bị đình chỉ hay số lượng bị đình chỉ sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ. Nó bị đình chỉ một cách đột ngột hay kéo dài, nó được thể hiện nặng, nhẹ hay là cấp. Chức năng bị đình chỉ tạm thời hay vĩnh viễn cũng thể hiện khác nhau. Tùy theo mức độ các đơn vị thận bị tổn hại, có nhiều loại suy thận khác nhau.

Ngoài ra, chúng ta còn phân biệt nguyên nhân gây suy thận: trước thận, tại thận hay sau thận để có phương án điều trị. Đó là tổng quan về bệnh lý thận và suy thận.

COVID-19 gây khó khăn gì cho người bệnh thận mạn phải chạy thận?

Trong làn sóng COVID-19 lần thứ nhất và dịch thứ hai, chúng ta phải đối diện với lượng bệnh nhân đang phải lọc máu ở 3 bệnh viện lớn là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đà Nẵng. Có nhiều bệnh nhân COVID-19 kèm theo bệnh suy thận mạn.

Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính phải được lọc máu liên tục. Quy trình bình thường có thể gọi diện thoại, cho toa, tư vấn tại nhà. Đối với bệnh nhân bị suy thận, cứ 2-3 ngày người ta phải chuyển bệnh nhân vào bệnh viện, như vậy thường xuyên đối diện với nguy cơ lây nhiễm.

Ngay trong bệnh viện, một bệnh nhân đang lọc máu bị mắc COVID-19, chúng ta sẽ có quy trình giúp bệnh nhân không lây lan khi lọc máu. Bộ Y tế có quy định về chăm sóc bệnh nhân bị thận mạn trong giai đoạn COVID-19, trong giai đoạn này quy trình đã được phân bố cho các nơi.

Virus SARS-CoV-2 tấn công chủ yếu ở phổi, sự phù nề xuất huyết ở phổi gây ra các tình trạng nặng nề cho bệnh nhân. Tác động nặng nề nhất cho bệnh nhân là phổi.

Bản thân COVID-19 không tác động gì nhiều đối với người bệnh thận, nhưng đối với người bị suy thận mạn trong giai đoạn COVID, nó sẽ đặt ra thách thức lớn cho bệnh nhân, người nhà, và cả đơn nguyên trong việc lọc máu.

Trọng Dy (ghi)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X