Hotline 24/7
08983-08983

Ứng dụng của Glyceollins trong điều trị sẹo, nám má và trẻ hóa da

Glyceollin có vai trò điều trị nám má theo nhiều con đường khác nhau, đặc biệt ức chế quá trình tạo ra sắc tố. Glyceollin có tác dụng ức chế kháng sinh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm; và kháng estrogen trên động vật, kháng viêm, chống oxy hóa, điều hòa chuyển hóa glucose... Đó là những thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo Khoa học và Đào tạo Y khoa lên tục với chủ đề “Bước đột phá điều trị sẹo, nám và trẻ hóa da trong cùng một Glyceollins”.

Trì hoãn điều trị mụn trứng cá sẽ gây mặc cảm cho bệnh nhân

Hội thảo Khoa học và Đào tạo Y khoa liên tục với chủ đề “Bước đột phá điều trị sẹo, nám và trẻ hóa da trong cùng một Glyceollins” do Rejuvaskin Việt Nam phối hợp cùng Glyju Việt Nam tổ chức là cơ hội để người tham dự trao đổi kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành Da liễu - Thẩm mỹ Việt Nam. 

Tại đây, ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên - Giảng viên Da liễu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đã trình bày nội dung về “Ứng dụng glyceollins trong điều trị sẹo”.

Theo ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên, sẹo là kết quả của quá trình lành thương, hình thành sau tổn thương da và tồn tại vĩnh viễn trên da. Trong quá trình lành vết thương, tùy khả năng hồi phục mà da để lại nhiều loại sẹo khác nhau như sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo lõm, sẹo co thắt, sẹo thâm, sẹo teo, sẹo phẳng.

ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên cho biết: “Sẹo không phải là vấn đề về bệnh lý mà chủ yếu ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Trước đây, phụ huynh thường trì hoãn việc điều trị mụn trứng cá cho trẻ vị thành niên. Tuy nhiên khi quá trình này qua đi sẽ để lại rất nhiều sẹo và là vấn đề khó xử lý trong điều trị, cũng như đem lại mặc cảm cho bệnh nhân”.

Các vấn đề điều trị sẹo sẽ quan tâm đến nhiều yếu tố như mạch máu, độ dày, màu sắc, bờ, ảnh hưởng vận động, cảm giác đau, ngứa, tâm lý.

Trong điều trị sẹo tốt nhất là phòng ngừa và can thiệp ở giai đoạn sớm. Sau khi vết thương đã lành và để lại sẹo thì quá trình can thiệp sẽ khó khăn hơn. Khi sử dụng sản phẩm, ngoài việc đợi vết thương lành thì ở giai đoạn lành thương có thể sử dụng các sản phẩm tác động hoặc các liệu pháp giúp 4 quá trình này diễn ra tốt hơn để sẹo của bệnh nhân được đẹp hơn.

Cụ thể, quá trình lành thương gồm có 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn cầm máu: Đây là giai đoạn co mạch, tạo nút tiểu cầu và hình thành cục máu đông để tránh chảy máu quá mức.
  2. Giai đoạn viêm: Các bạch cầu di chuyển đến vị trí vết thương và loại bỏ các mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn ra khỏi cơ thể, phản ứng này có thể gây phù nề, sưng, đau. Phản ứng viêm kéo dài làm vết thương lành lâu hơn, có nguy cơ gây ra sẹo xấu.
  3. Giai đoạn tăng sinh: Nguyên bào sợi tăng sinh tại vết thương nhằm sản xuất collagen giúp kéo miệng vết thương liền lại. Nếu collagen sản xuất không đủ sẽ gây sẹo lõm hoặc sản xuất collagen quá mức sẽ dẫn đến việc hình thành sẹo phì đại, sẹo lồi. Các mạch máu nhỏ cũng được hình thành để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng giúp quá trình lành vết thương nhanh hơn
  4. Giai đoạn tái tạo: Bề mặt liền da và khép miệng lại. Tuy vậy, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn còn diễn ra và có thể kéo dài đến 2 năm.
ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên - Giảng viên Da liễu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ về vấn đề “Ứng dụng glyceollins trong điều trị sẹo”

Các phương pháp điều trị sẹo bao gồm: Tiêm corticosteroid, liệu pháp laser, liệu pháp lăn kim, áp lạnh nitơ lỏng, phẫu thuật, thoa kem trị sẹo, tách sẹo.

“Điều trị sẹo rất khó khăn và đòi hỏi sự lặp đi lặp lại nhiều lần nên tốn rất nhiều chi phí. Vì vậy, nếu đợi đến giai đoạn 4 mới tác động sẽ gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nếu có thể tác động ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của quá trình lành vết thương thì có thể ngăn ngừa được phần nào quá trình lành sẹo xấu” - ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên chia sẻ.

Đậu nành là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên thế giới về cung cấp protein và sản xuất dầu và được biết đến với hàm lượng Isoflavonoid cao. Isoflavonoid, một loại chất chuyển hóa duy nhất ở thực vật, có nhiều chức năng sinh học trong cả chống lại mầm bệnh ở thực vật và cải thiện sức khỏe con người.

Glyceollin là một loại dẫn xuất pterocarpan từ daidzein, chỉ được tổng hợp khi hạt đậu nành nảy mầm bị kích thích bởi mầm bệnh. Đó là lý do mà trước đây sản xuất ra thành phần này rất khó khăn và số lượng rất ít, nên glyceollin chủ yếu được ứng dụng trong bệnh học.

Đặc tính mà glyceollin được biết đến nhiều nhất là ức chế kháng sinh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm; và kháng estrogen trên động vật (đã thấy được hiệu quả trên thí nghiệm). Ngoài ra còn có kháng viêm, chống oxy hóa, điều hòa chuyển hóa glucose. Đây được xem là một trong những dược liệu quý.

ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên cho biết, glyceollin còn cho vai trò ứng dụng trong điều trị ung thư. Giống như các phytoestrogen khác, glyceollin có cấu trúc tương tự cấu trúc của hormone tự nhiên 17β-estradiol . Do đó, tác dụng đối với các bệnh phụ thuộc vào estrogen được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất, đặc biệt là ung thư vú.

Có rất nhiều con đường mà glyceollin tương tác trực tiếp với thụ thể estrogen để chống ung thư như đối kháng trên con đường phụ thuộc ER, gây ra hiện tượng chết theo chương trình của tế bào hoặc ức chế các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi cơ bản (bFGF), từ đó khống chế kích thước của khối u. 

Sau khi glyceollin được sản xuất nhiều hơn thì không còn giới hạn trong phạm vi điều trị ung thư vú mà có thể ứng dụng nhiều hơn trong các ung thư khác, cũng như các vấn đề về da liễu.

ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên - Giảng viên Da liễu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngoài ra, glyceollin còn được nghiên cứu trong điều hòa chống loãng xương, thậm chí tác động lên hệ thần kinh giúp hạn chế về thoái hóa hệ thần kinh, cũng như hệ tim mạch.

Phạm vi ứng dụng của glyceollin hiện nay đã được nghiên cứu nhiều hơn. Sự phát triển công nghệ sinh học đã giúp glyceollin không cần chiết xuất từ tự nhiên, mà có thể chủ động hơn trong việc kích thích các hạt đậu nành sản xuất ra glyceollin nhiều hơn.

“Trước đây glyceollin là một hoạt chất đắt đỏ nên còn xa lạ trong lĩnh vực điều trị Da liễu - Thẩm mỹ, nhưng hoạt chất này đã có cách đây 50 năm. Với công nghệ mới đã tạo nên lượng hoạt chất nhiều hơn và phạm vi nghiên cứu, cũng như ứng dụng được mở rộng hơn” - ThS.BS Nguyễn Hoàng Liên cho biết thêm.

Cứ 3 người phụ nữ sẽ có 1 người bị nám má

Với phần trình bày về “Ứng dụng glyceollins trong điều trị nám và sắc tố da”, TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú - Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Ánh Tú Clinic cho biết: “Nám má là tình trạng tăng sắc tố da mắc phải rất thường gặp, chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với tỷ lệ cao, khoảng 30% (cứ 3 người phụ nữ sẽ có 1 người bị nám má). Sinh bệnh học của nám má khá phức tạp, cho đến hiện tại việc điều trị vẫn còn rất nhiều thử thách đối với bác sĩ”.

TS.BS Trần Nguyên Ánh Tú - Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Ánh Tú Clinic

Các nguyên nhân của nám má:

Đầu tiên do yếu tố di truyền. Nếu một người bị nám má thì những người trực hệ như chị em, mẹ, con gái có nguy cơ bị nám má cao hơn. Trong khi đó nguy cơ từ di truyền rất khó kiểm soát.

Thứ hai là do ánh nắng mặt trời gây ra.

Thứ ba do thay đổi về nội tiết. Trước đây chỉ có nội tiết sinh dục, nhưng hiện nay có những nội tiết khác, ví dụ bệnh nhân có vấn đề rối loạn hormone giáp cũng có nguy cơ bị nám má.

Thứ tư là tình trạng viêm như viêm tại chỗ do bôi những sản phẩm không đúng, thực hiện thủ thuật thẩm mỹ chưa phù hợp hoặc tình trạng viêm hệ thống.