Hotline 24/7
08983-08983

Mỹ và châu Âu chật vật đối phó với COVID-19 trong mùa lạnh, Đức tiến hành sản xuất vắc xin

Đức tiến hành sản xuất vắc xin COVID-19, Mỹ lo ngại dịch sẽ bùng phát mạnh vào lễ Tạ ơn, các hãng hàng không loay hoay với việc phân phối vắc xin… là bức tranh COVID-19 tại Mỹ và châu Âu.

Đức tiến hành sản xuất vắc xin COVID-19

Công ty công nghệ sinh học Đức CureVac 5CV.DE đang xây dựng một mạng lưới với các đối tác nhằm cho phép họ tăng cường sản xuất vắc xin COVID-19 thử nghiệm để có thể sản xuất tới 300 triệu liều vào năm 2021 và hơn 600 triệu liều vào năm 2022.

Công ty tuyên bố vào ngày 17/11 rằng họ muốn xây dựng mạng lưới sản xuất vắc xin rộng khắp châu Âu sử dụng chuyên môn và năng lực Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Áo, tính thêm Thụy Điển, Ba Lan, Ý và Ireland.

CureVac cho biết họ dự kiến sẽ công bố quan hệ đối tác với các nhà phát triển và sản xuất vắc xin trong những tuần sắp tới.

Ảnh: Anadolu Agency

Florian von der Muelbe, giám đốc sản xuất của CureVac cho biết, mục tiêu của công ty là tăng cường năng lực sản xuất vắc-xin trong thời gian ngắn để đảm bảo nguồn cung ổn định. CureVac cho biết vào tuần trước, ứng cử viên vắc xin của họ đã được chứng minh là duy trì ổn định ở 5 độ C trong ít nhất 3 tháng, khiến loại vắc xin này có khả năng dễ dàng phân phối hơn so với một số hợp chất của đối thủ.

Mỹ lo ngại dịch COVID-19 sẽ bùng phát mạnh vào lễ Tạ ơn sắp đến

Từ tiểu bang California đến bang Pennsylvania, các thống đốc và thị trưởng ở Hoa Kỳ đang tăng cường biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19, nhưng tình hình trở nên tệ hơn khi có nhiều người đi du lịch và có nhiều gia đình tụ tập vào lễ Tạ ơn.

Các nhà lãnh đạo đang đóng cửa các doanh nghiệp hoặc cắt giảm giờ làm việc và những hoạt động khác, họ ra lệnh hoặc kêu gọi mọi người ở nhà và giữ khoảng cách với người khác để giúp ngăn chặn làn sóng nhiễm trùng đang gia tăng đe dọa áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Thống đốc Phil Murphy cho biết vào hôm 16/11 ông phải kéo dây cương một lần nữa, tức là ông phải hạn chế tụ tập 10 người trong nhà từ 25 người. Ông cảm thấy không vui chút nào.

Thống đốc bang California Gavin Newsom tuyên bố ông đang kéo "phanh khẩn cấp" đối với những nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế, ông Newsom cho biết tiểu bang này đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các trường hợp và nếu không được kiểm soát, điều này sẽ dẫn đến kết quả thảm khốc.

Việc siết chặt diễn ra khi Công ty Dược phẩm Quốc tế Moderna thông báo vắc xin COVID-19 thử nghiệm của họ dường như có hiệu quả trên 94%, dựa trên các kết quả ban đầu. Một tuần trước, Pfizer đã tiết lộ những phát hiện tương tự với công thức của riêng mình.

Tin tốt đã thúc đẩy niềm hy vọng của Hoa Kỳ về việc có ít nhất 2 loại vắc xin chống tai họa COVID-19 có thể được cấp phép khẩn cấp và có sẵn ở quốc gia này trước cuối năm 2020.

Số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng ở Pháp và Áo

Pháp và Áo đang lo ngại số ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng mạnh vào mùa đông sắp đến, mặc dù cả hai quốc gia này có lệnh phong tỏa mạnh. Pháp trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên có 2 triệu trường hợp COVID-19 hàng đầu, theo Reuters đưa tin.

Ảnh: NBC News

Vào ngày 17/11, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu có số ca nhiễm COVID-19 vượt hơn 2 triệu cho dù có lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 30 tháng 10 khiến số ca nhiễm mới giảm mạnh.

Pháp đã trở thành nước thứ tư có số ca nhiễm COVID-19 là 2.036.755 người, đứng sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và Brazil. Số ca tử vong đã vượt hơn 45.000 người, Pháp là quốc gia có số ca tử vong cao thứ bảy toàn cầu.

Châu Âu đã ghi nhận gần 14.5 triệu ca nhiễm COVID-19 cho đến nay, khiến châu lục này trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới và chiếm hơn 26% tổng số ca nhiễm trùng cho đến nay, theo thống kê.

Sau khi đạt mức cao nhất gần 87.000 ca nhiễm mới chỉ trong một ngày vào ngày 17/11, tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Pháp đã giảm mạnh với tổng số đạt mức thấp nhất trong hơn một tháng vào thứ Hai, là 9.406 người. Con số thứ Hai có xu hướng giảm vì có ít bài kiểm tra được thực hiện hơn vào chủ nhật.

Bộ trưởng Y tế Olivier Veran cho biết, Pháp đang giành lại quyền kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2 nhưng họ chưa sẵn sàng để nới lỏng lệnh phong tỏa quốc gia thứ hai được áp dụng để kiềm chế sự bùng phát.

Mặc dù số ca mắc bệnh hàng ngày ít hơn nhưng số người nhập viện vì bị nhiễm COVID-19 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay và Pháp có số ca tử vong cao thứ ba ở châu Âu sau Anh Quốc và Ý.

Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã đưa ra mục tiêu vào ngày 1/12 để chấm dứt việc phong tỏa, mặc dù nó có thể bị kéo dài nếu các con số không giảm nhanh.

Áo thực hiện các biện pháp phong tỏa cứng rắn hơn

Chính phủ Áo đã thực hiện các biện pháp phong tỏa cứng rắn hơn để chống lại sự gia tăng của hiện tượng lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Bắt đầu từ ngày 17 tháng 11, mọi người được ra lệnh ở nhà, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ như đi làm hoặc bệnh viện, cũng như đi bộ để giữ sức khỏe. Việc gặp gỡ người khác cũng bị hạn chế.

Hầu hết các cửa hàng được yêu cầu đóng cửa, ngoại trừ những cửa hàng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân, chẳng hạn như cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc và ngân hàng.

Đây là lần phong tỏa thứ hai ở Áo, lệnh phong tỏa sẽ kéo dài đến ngày 6 tháng 12. Áo đã có lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên vào tháng 3.

Hôm thứ ba vừa rồi, chỉ có ít người ở trung tâm thành phố Vienna, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa.

Một người bán hàng rong chuyên bán hạt dẻ nướng cho biết tình hình thật thảm khốc. Người này cho biết 90% khách du lịch đến thăm khu vực này đã biến mất và không có triển vọng khách hàng của anh ấy quay lại.

Một người đàn ông khác cũng rước lệnh phong tỏa vào thân, người này cho biết cảnh sát cần phải nghiêm ngặt với người vi phạm nhiều hơn.

Số ca nhiễm mới ở Áo đã tăng từ tháng 10 năm nay và vượt hơn 5.000 vào cuối tháng trước.

Chính phủ Áo đã áp dụng các biện pháp, chẳng hạn như lệnh giới nghiêm ban đêm và cấm ăn uống tại các nhà hàng, kể từ ngày 3 tháng 11. Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 11, con số hàng ngày đã vượt quá 9.000 người, cao nhất đối với cả nước. Áo có dân số 8,9 triệu người.

Chính phủ Áo hy vọng rằng các biện pháp mới sẽ có tác dụng ngăn chặn làn sóng virus SARS-CoV-2 thứ hai đang tăng nhanh trước mùa mua sắm Giáng sinh.

Các hãng hàng không loay hoay với việc phân phối vắc xin COVID-19

Source: The National

Tin từ các hãng thông tấn quốc tế cho biết nhiều hãng hàng không đang ráo riết trong việc chuẩn bị các phương tiện vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ lạnh cần thiết nhằm vận chuyển vắc xin COVID-19 do công ty dược phẩm Pfizer và Moderna phát triển. Các vắc xin này phải được đông lạnh sâu và sẽ là những loại vắc xin đầu tiên được phân phối.

Một cuộc khảo sát gần đây của một hiệp hội vận chuyển hàng không và vận chuyển dược phẩm cho thấy chỉ có 15% số công ty tham gia trong ngành sẵn sàng vận chuyển hàng hóa ở nhiệt độ gần âm 70 độ C theo yêu cầu của vắc xin do Pfizer sản xuất, trong khi khoảng 60% có thể đáp ứng yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn của Moderna Inc, tức là ở âm 20 độ C.

Thông thường, các hãng hàng không sử dụng các thùng chứa có vật liệu làm mát như đá khô nhằm vận chuyển dược phẩm. Tuy nhiên, một số hãng không có sẳn thiết bị kiểm soát nhiệt độ. Điều này khiến sản phẩm dễ gặp các sự cố không lường trước được, như chuyến bay bị hoãn.

Các hãng hàng không hiện đang xem xét các lựa chọn khác nhau, từ dạng một tủ cấp đông lớn, có giá tương đương một chiếc ô tô nhỏ, cho đến một chiếc hộp nhiều lớp sử dụng nitơ lỏng để vận chuyển các loại vắc xin cần đông lạnh sâu.

Nhu cầu tiềm năng đối với những loại bao bì cao cấp đã giúp làm tăng gấp đôi giá cổ phiếu của các hãng chuyên ngành container lạnh như Cryoport Inc và va-Q-tec có trụ sở tại Đức.

Phát ngôn viên của hãng Korean Air cho biết: “Với các hợp đồng trực tiếp với năm nhà sản xuất thùng chứa được kiểm soát nhiệt độ, Korean Air đã đảm bảo đủ số lượng thùng chứa. Hiện tại, chúng tôi đang trong quá trình ký hợp đồng với các nhà sản xuất thùng chứa khác”.

Air France-KLM AIRF.PA cho biết họ đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm cùng với một trong những nhà sản xuất dược phẩm nhưng không cho biết tên cụ thể. Hãng này sẽ vận chuyển thử nghiệm các mẫu giả ở nhiệt độ cực thấp, có thể qua sân bay Schiphol của Amsterdam.

Cuộc thử nghiệm vắc xin sẽ sử dụng các chiếc hộp chứa 5.000 liều mỗi chiếc, tất cả đều được làm lạnh bằng đá khô, Giám đốc hàng hóa đặc biệt của Air France-KLM, Béatrice Delpuech nói với Reuters. Các chuyến hàng sau cũng có thể sử dụng các thùng siêu lạnh lớn hơn thuê từ va-Q-tec.

Ông Delpuech nói: “Cần xác nhận toàn bộ chuỗi hậu cần từ đầu cho đến cuối, bao gồm cả mảng vận tải hàng không. Chúng tôi có một đội đặc nhiệm chuyên chịu trách nhiệm về kiểm tra từng bước của quy trình cùng với các nhóm của chúng tôi nhằm đảm bảo mọi sự thông suốt ở tất cả các khâu.”

Trọng Dy

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X