Hotline 24/7
08983-08983

Một bác sĩ răng hàm mặt phải “gánh” gần 60 nghìn dân

Ngày 7/12, tại Ninh Bình, ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết nha học đường và giao ban bác sĩ răng hàm mặt 63 tỉnh trong cả nước với gần 300 đại biểu tham dự.

TTND, GS Trịnh Đình Hải - Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương

Đẩy mạnh đề án 1816

Theo báo cáo tổng kết của BV Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội thực hiện Đề án 1816 và Quyết định số 14/2013/QQD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ Bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ Bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Năm 2017, BV Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội đã cử 14 lượt cán bộ luân phiên, chuyển giao 7 gói kỹ thuật cho 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh theo Đề án 1816.

Các gói đã được chuyển giao đó là phẫu thuật điều trị khe hở môi một bên, phẫu thuật điều trị khe hở vòm miệng toàn bộ. Phẫu thuật điều trị vết thương phần mềm và vùng hàm mặt có thiếu hổng tổ chức. Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội có sử dụng trâm xoay máy, điều trị áp xe quanh răng, phẫu thuật che phủ chân rằng bằng vạt niêm mạc toàn phân.

Cuối cùng là gói phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt mang tai bảo tồn dây thần kinh số VII xoay máy ở 7 tỉnh thành như Lào Cai, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn.

Các gói kỹ thuật này được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Bệnh viện tuyến dưới cử các cán bộ tiếp nhận kỹ thuật tại bệnh viện RHM TW Hà Nội. Giai đoạn 2: Bệnh viện RHM TW Hà Nội cử kíp cán bộ lượt cán bộ luân phiên, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh.

Trong năm 2017, BV Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn chuyên môn cho 200 Y - BS Răng Hàm Mặt 31 tỉnh thành phía Bắc tại thành phố Hải Phòng.

Còn nhiều “khoảng trắng”

TTND. GS Trịnh Đình Hải - Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết trong điều kiện phát triển kinh tế của đất nước hiện nay, cùng với sự phát triển về dân trí, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt ở lứa tuổi đi học và người nghèo đòi hỏi phải được quan tâm.

Việc điều trị và phục hồi các bệnh lý răng miệng cho cả cộng đồng rất tốn kém vì đòi hỏi nhiều nhân sự có trình độ và trang thiết bị, ngay cả các nước có kinh tế phát triển trên thế giới cũng không thể đáp ứng được.

Hiện tại ở Việt Nam, người dân còn nghèo và đội ngũ cán bộ Răng Hàm Mặt thiếu

Hiện tại ở Việt Nam, người dân còn nghèo và đội ngũ cán bộ Răng Hàm Mặt thiếu (năm 2016, 1 bác sĩ /59.743 dân, tỉ lệ CBYT TH/ học sinh là 1/3.517 học sinh), nên trước tiên là sắp xếp lại nhân sự và đào tạo liên tục cán bộ ngành, đặc biệt là cán bộ công tác trong hệ dự phòng.

Trong khi mạng lưới hoạt động ngành Răng Hàm Mặt các tỉnh thành phía Nam còn yếu, thiếu cán bộ ngành, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, thiếu trang thiết bị và cả vật liệu nha khoa, đặc biệt các huyện thuộc vùng xa, vùng sâu và khu vực Tây nguyên còn nhiều huyện, xã còn “trắng” chưa triển khai hoạt động nha khoa; để đáp ứng nhu cầu cần được chăm sóc răng miệng của người dân, chúng ta cần phải có đội ngũ cán bộ y tế ngành Răng Hàm Mặt đủ về số lượng và chất lượng. Đồng thời, sự hỗ trợ về chuyên môn và một số vật liệu, thuốc ban đầu để giúp các tỉnh, thành khó khăn hoạt động cũng cần quan tâm.

Qua khảo sát, rất nhiều tỉnh thành, nhiều trường học không có tranh ảnh, tài liệu giáo dục nha khoa; Cán bộ Y tế trường học chưa ổn định và kiến thức chăm sóc răng miệng chưa đáp ứng, do đó cần đào tạo chuyên môn về nha học đườngvà chăm sóc sức khỏe răng miệng cho đối tượng này; thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 và văn bản hướng dẫn đã quy định rõ công tác giám sát, phân bổ kinh phí hoạt động chương trình nha học đường nhưng một số tỉnh thành chưa cập nhật thông tin nên không triển khai được.

Theo Phương Thúy - Infonet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X