Hotline 24/7
08983-08983

Livestream: Làm sao đối phó với virus Corona?

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM và BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Nguyên GĐ Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã sẵn sàng trực tiếp giải đáp các thắc mắc của bạn đọc AloBacsi về virus Corona. Mời bạn đọc theo dõi.

PHẦN 1: ĐỐI THOẠI MC VÀ KHÁCH MỜI

[HOI]MC Ngọc Hương: Đầu tiên, xin gửi đến 2 chuyên gia nỗi lo âu của rất nhiều bạn đọc về dịch viêm phổi do virus Corona Vũ Hán. PGS có thể sơ lược về tiến trình của một dịch bệnh, từ lúc bắt đầu đến kết thúc (các bước khống chế một dịch bệnh)? Theo BS, tiến trình của dịch viêm phổi do Corona Vũ Hán có thể giống với SARS hay MERS không ạ?[/HOI]



[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Từ giữa tháng 12/2019, các trường hợp đầu tiên từ Vũ Hán được báo cáo chính thức thì chỉ 1 tháng WHO chính thức công bố tình hình nhiễm nCoV đang ở tình trạng đáp ứng khẩn cấp toàn cầu và cho đến nay sau hơn 2 tháng số lượng người nhiễm virus Corona chủng mới, hay còn gọi là 2019-nCoV đã hơn 34.000 người, 720 người tử vong.

Thử điểm lại những vụ dịch do Coronavirus trước đây, chúng ta sẽ thấy mức độ lây lan của nCoV nhanh hơn SARS và MERS-CoV, chỉ trong 2 tháng, số người nhiễm bệnh đã vượt gấp 4 lần số người nhiễm SARS trong 9 tháng. Khi SARS được khống chế vào tháng 7/2003 sau 9 tháng dịch, chỉ có 8.098 ca nhiễm được xác nhận. MERS xuất hiện từ năm 2012 kéo dài đến nay, nhưng chỉ có khoảng 2.500 trường hợp được biết đến.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là sự lây lan gần như khu trú tại Trung Quốc. Cho đến thời điểm hiện tại, 98,8% trường hợp nhiễm nCoV là ở Trung Quốc, gần 1/2 là ở tỉnh Hồ Bắc (43,6%), nghĩa là chỉ có khoảng 1,2% trường hợp nhiễm nCoV là ở các quốc gia ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, ở vụ dịch SARS số trường hợp nhiễm ngoài Trung Quốc lên đến 36,7% trường hợp. Trong đại dịch SARS, trường hợp đầu tiên (index case) đều dẫn đến chùm ca bệnh với tỉ lệ mắc bệnh trong nhân viên y tế (attack rate) từ 10-60% tuỳ theo mỗi quốc gia khác nhau, tại Việt Nam là 18%. Trong vụ dịch nCoV lần này, sự lây lan trong bệnh viện có phần ít hơn, các trường hợp lây lan tại Trung Quốc cho thấy chủ yếu theo hộ gia đình trong cộng đồng.

Nhưng cũng may mắn là nCoV có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với SARS-CoV và MERS-CoV.  Thống kê cho thấy tỉ lệ tử vong của MERS-CoV là 34,4% (cho đến tháng 12/2019 có 2499 trường hợp nhiễm bệnh, 861 trường hợp tử vong). Tỉ lệ tử vong do SARS trong vụ dịch 2003 theo WHO ước tính là từ 10,8%. Tỉ lệ tử vong của nCoV cho đến ngày 1/2 là 2,17 % (hầu hết các truòng họp tử vong là tại Trung quốc). Tuy nhiên, cho dù tỉ lệ tử vong thấp hơn, ảnh hưởng của nCoV cũng rất lớn do số ngưới mắc lây lan nhanh, cho đến nay số ca tử vong trong 2 tháng đã gần bằng số tử vong của SARS trong 9 tháng.[/DAP].

[HOI]MC Ngọc Hương: Khả năng miễn dịch, sức đề kháng của mỗi cá nhân có vai trò như thế nào để giúp con người vượt qua dịch bệnh thưa BS?[/HOI]

[DAP]

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trả lời:

Chúng ta đưa ra ví dụ 2 ca là 2 cha con người Trung Quốc nhiễm nCoV và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thực ra trong gia đình này có thêm người mẹ, bản thân người này tiếp xúc với người chồng trước, sau đó mới đến người con, nhưng chỉ có anh con trai lây từ người cha, trong khi bà vợ thì không bị lây nhiễm. Điều này có nghĩa, theo quan sát thôi, chứng tỏ không phải tất cả mọi người tiếp xúc mắc nCoV đều sẽ lây nhiễm, và không phải ai là người lành tiếp xúc với người bệnh đều lây bệnh. Điều này GS Anh Thư đã nói chúng ta không nên quá lo lắng. Chúng ta quan sát đó là ca đầu tiên tại Việt Nam để có thể có thêm minh họa để yên tâm.

Việc thứ hai là tại sao người ta tiếp xúc với người bệnh, nhưng có người bị lây nhiễm và có người không bị lây nhiễm? Chắc chắn là có nhiều nguyên nhân rồi. Nhưng có nguyên nhân khá là quan trọng là sức đề kháng. Nếu một cơ thể có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và sức đề kháng tốt thì chắc chắn sẽ giảm thiểu các nguy cơ sau: giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh lý nhiễm trùng, trong đó có nhiễm virus nCoV 2019. Vậy thì, chúng ta có thông tin đầu tiên, nếu sức đề kháng tốt thì khả năng cản nhiễm cơ thể với các bệnh nhiễm trùng nói chung, trong đó có nhiễm virus sẽ thấp hơn.

Thứ hai, nếu sức đề kháng tốt sẽ hỗ trợ chúng ta một việc nữa, đó là nếu không may bị mắc bệnh và bản thân những người mắc bệnh có bệnh nền nữa thì cũng sẽ giảm thiểu được: giảm thiểu tỷ lệ tử vong; giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng do có bệnh lý nền không may nhiễm virus đua vào trong cơ thể. Đây là điều có lợi nếu chúng ta tăng sức đề kháng.

Nhân tiện tôi cũng muốn chia sẻ thêm một chút về hệ thống miễn dịch của cơ thể để cùng nắm một cách tổng quan. Trong cơ thể của chúng ta, lúc nào cũng có khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, có thể là vi trùng, siêu vi trùng (chúng ta hay gọi là virus), và chúng ta có thể nhiễm ký sinh trùng, vi nấm… Các tác nhân này gọi chung là vi khuẩn. Khi đưa vào cơ thể thì cơ thể chúng ta có ít nhất 2 hệ thống bào vệ. Thứ nhất là hệ thống vật lý, chúng ta có da, là hàng rào bảo vệ. thứ hai là bán niêm mạc, màng nhầy cũng như dịch nhầy trong mũi (niêm mạc đường hô hấp), niêm mạc đường tiêu hóa. Đây chính là cơ chế bảo vệ về vật lý.

Cơ chế thứ hai, quan trọng cũng không kém nếu không nói là đóng vai trò khá quan trọng, đó là hệ thống miễn dịch của cơ thể. Gồm có 2 hệ thống: hệ thống miễn dịch của tế bào, chủ yếu là các tế bào có chức năng miễn dịch hỗ trợ cho chúng ta,  ví dụ như bạch cầu - đây chính là một trong những tế bào hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn.

Thứ hai là những tế bào to hơn mà chúng ta còn gọi là đại thực bào, cũng có chức năng giúp chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh. Chúng ta có bạch cầu, có đại thực bào. Hệ thống này chúng ta gọi là hệ thống miễn dịch tế bào. Bên cạnh đó chúng ta còn có hệ thống miễn dịch quan trọng hơn, sâu hơn mà chúng ta gọi là miễn dịch dịch thể, đó chính là các kháng thể trong cơ thể chúng ta, hỗ trợ chúng ta chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Như vậy, có nghĩa là nếu hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt, hoàn hảo thì khả năng  chúng ta giảm khả năng nhiễm các bệnh lý nhiễm trùng, các vi khuẩn sẽ tốt hơn. đây chính là điều chúng ta cần thảo luận thêm là ngoài các biện pháp quan trọng như chích ngừa, giữ vệ sinh cơ thể, giữ vệ sinh môi trường, và những hướng dẫn có liên quan đến phòng chống dịch, thực hành vệ sinh thì chúng ta có một chi tiết khá là quan trọng, đó là hỗ trợ hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động tốt hơn để sức đề kháng của chúng ta cao hơn, góp phần giúp cơ thể bớt nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

Như vậy sẽ có một cái lợi nữa, là không phải mỗi cá nhân chúng ta mà còn giúp cho người thân tong gia đình, đặc biệt là cộng đồn phòng chống dịch tốt hơn.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Chúng ta có thể dự đoán khi nào dịch Corona Vũ Hán sẽ kết thúc không? Khi vào cao điểm của dịch thì điều gì xảy ta, thưa bác sĩ? Đỉnh dịch sẽ kéo dài trong bao lâu? Khả năng lây bệnh sẽ cao hơn, số người nhập viện sẽ gia tăng? Làm sao để vượt qua đỉnh dịch an toàn và không quá căng thẳng.[/HOI]

[DAP]PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Đỉnh dịch nghĩa là khi số lượng người nhiễm mới đạt đến con số cao nhất từ trước đến nay và sau đó sẽ giảm xuống. Chúng ta hình dung biếu đồ dịch vẽ số người nhiễm mới thường là dạng hình parabol, đỉnh dịch nghĩa là thời điểm đạt đến cao nhất của biểu đồ này. Có nghĩa là lúc này số người nhiễm mới cao nhất. Điểm đáng mừng là theo báo cáo của WHO, dù dịch ở Trung Quốc vẫn còn phức tạp, biểu đồ dịch ở các nước ngoài Trung Quốc đã cho thấy có chiều hướng giảm xuống trong 2 ngày nay.

Khả năng gây bệnh của CoV ở đầu vụ dịch theo các điều tra ước tính khoảng 2-3, nghĩa là 1 người sẽ lây cho 2 người, và 2 người đó tiếp tục lây 4 - 9 người nữa theo cấp số nhân. Nếu số người bệnh tăng, tốc độ mắc bệnh như vậy cũng sẽ có thể tăng hơn, nhưng nếu ta biết cách ly tốt người bệnh, phòng bệnh tốt thì sẽ ngăn chặn được sự lây lan này.

Quan trọng bây giờ là phải nhận biết, cách ly người bệnh, áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia được đánh giá cao trong công tác phòng và chống dịch. Hai chuyên gia đều là người đứng đầu của 2 Hội nghề nghiệp, xin hỏi trong dịch viêm phổi coronavirus, Hội Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn và Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM có nhiệm vụ như thế nào trong việc chung sức chống dịch? Hội đã triển khai những hoạt động nào?[/HOI]

[DAP]

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trả lời:

Dinh dưỡng là nền tảng, nên là trong suốt thời gian vừa qua, các hội viên Hội dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM cũng như Hội Dinh dưỡng Việt Nam tham gia chung vào việc làm sao nâng cao sức khỏe cho người dân. Thông qua đó sẽ nâng cao sức đề kháng cũng như nâng cao được tầm vóc, thể lực cho người dân. Như vậy, vai trò chính của chúng tôi khi hiện nay thực hiện những công việc sau:

- Thứ nhất là cập nhật thông tin, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là của Bộ Y tế. Sau đó, tìm phương pháp phù hợp nhất để chuyển tải cho hội viên, các đồng nghiệp làm trong hệ thống dinh dưỡng, đặc biệt là tại các bệnh viện, TPHCM cũng như là các địa phương mà chúng tôi có mối quan hệ.

- Thứ hai là tập trung vào việc truyền thông bằng nhiều hình thức, đưa ra các giải pháp can thiệp về dinh dưỡng để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, cũng thông qua các chương trình truyền thông thêm các phương án phòng chống dịch một cách hiệu quả và khoa học nhất.

- Điều thứ ba cũng rất quan trọng là chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các tài liệu và tư vấn, tham mưu cho các cơ quan có liên quan về các giải pháp dinh dưỡng, tiết chế, thực phẩm để hỗ trợ cho người dân nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra cũng tư vấn, tham gia vào việc hỗ trợ điều trị những bệnh nhân khi có yêu cầu của các đơn vị liên quan.

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời: Tôn chỉ của Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn là làm thế nào để hướng dẫn cho bệnh viện và cộng đồng cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Tư đầu vụ dịch đến nay chúng tôi đã thường xuyến thực hiện truyền thông, tư vấn, hỗ trợ cho bệnh viện, cộng đồng những hướng dẫn cập nhật nhất để phòng ngừa lây truyền nCoV. Chúng tôi cũng đóng vai trò tư vấn cho Bộ Y tế, Sở Y tế trong việc đưa ra các hướng dẫn, các chủ trương về phòng dịch.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Thưa PGS, xin bà cho biết các đường lây nhiễm của virus nCoV-2019? Việc đeo khẩu trang, rửa tay liên tục đã đủ để giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan chưa[/HOI]

[DAP] PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

nCoV cũng như các Coronavirus khác chủ yếu lây theo 2 đường:

  • Virus nCoV lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn. Lây qua đường tiếp xúc nghĩa là virus này có thể lây qua tay hoặc các bộ phận cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết người bệnh. Lây qua đường giọt bắn nghĩa là virus được bắn ra ngoài người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi và đi vào người đang đứng gần, thường trong khoảng dưới 1 mét.
  • Lây truyền qua đường không khí thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân nặng, cần làm những thủ thuật tạo khí dung trong bệnh viện.

Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện đồng bộ để ngăn ngừa lây truyền qua 2 đường này, bao gồm các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường và phòng hộ cá nhân.

Khi nói đến phòng hộ cá nhân, chúng ta đang chỉ tập trung vào việc lạm dụng khẩu trang mà quên đi các biện pháp phòng ngừa khác. Gần như mọi người bây giờ đều giữ sẵn khẩu trang trong mình nhưng lại rất ít người bỏ túi chai nước rửa tay, trong khi rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng các bệnh đường hô hấp. Các vụ dịch cúm trước đây đã chứng minh rửa tay có hiệu quả hơn khẩu trang trong phòng ngừa cúm.

Ở giai đoạn hiện tại, tại Việt nam, khi nCoV chỉ đang khu trú lây nhiễm từ những người bệnh và người thân đến từ Vũ Hán, việc quan trọng là:

- NHẬN BIẾT SỚM, CÁCH LY SỚM người về từ vùng dịch, người có yếu tố dịch tễ.

- TĂNG CƯỜNG THÔNG KHÍ môi trường xung quanh. Mở toàn bộ cửa sổ ra khi có thể, ngay cả trong bệnh viện, trong phòng hồi sức mà chưa có hệ thống khí chủ động.

- CHỈ MANG KHẨU TRANG Y TẾ KHI CẦN THIẾT, như khi đang bị ho, hắt hơi, sổ mũi, khi cần phải tiếp xúc với nhiều người trong phạm vi gần, khi đi vào chỗ đông người, chứ không phải mang khẩu trang mọi lúc, mọi nơi.

Khẩu trang có hiệu lực lọc cao như N95 chỉ mang trong các cơ sở y tế, khi tiếp xúc với người bệnh có làm thủ thuật tạo khí dung như xông khí dung, thở máy, hút đàm, nội soi...[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Đeo khẩu trang, rửa tay, sát trùng các vật dụng… là những biện pháp ngoại thân. Vấn đề rất quan trọng mà mọi người cũng rất quan tâm là sức đề kháng của chính cơ thể mình. Xin hỏi BS, làm thế nào để có thể nâng cao sức đề kháng? Với những người đã có hệ miễn dịch suy yếu, hay có bệnh mạn tính, là những đối tượng dễ bị tấn công nhất trong đợt dịch này, BS có thể đưa ra những gợi ý về dinh dưỡng, chế độ ăn uống, tập luyện để giúp tăng sức đề kháng?[/HOI]

[DAP]BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trả lời:

Nếu nói về dinh dưỡng thì sẽ hơi dài, và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm thế nào để nâng cao sức đề kháng thông qua dinh dưỡng. Tôi sẽ cùng các quý vị  xem các giải pháp vệ dinh dưỡng, sau đó sẽ nói tóm tắt về vận động thể lực và các giải pháp phụ.

Về dinh dưỡng, chúng ta có một số chi tiết rất quan trọng. Đầu tiên, chúng ta cần chú ý sức đề kháng của cơ thể, liên quan đến hiệu lực hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng ta để ý là, trẻ em, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư đã điều trị… sẽ có sức đề kháng yếu.

Bản chất trẻ em và người cao tuổi hay bị mắc bệnh, một trong những nguyên nhân là do sức đề kháng yếu. Do đó, trong mùa dịch như thế này, những đối tượng gồm trẻ em, người cao tuổi, người có các bệnh nền, người đang điều trị bằng các thuốc  điều trị lâu dài thì cần hết sức chú ý. Những đối tượng này cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng. Mời quý vị tìm hiểu xem dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cần tuân thủ những chi tiết kỹ thuật nào.

Chi tiết đầu tiên là phải cung cấp đầy đủ năng lượng tùy theo mức độ hoạt động và lứa tuổi của mình. Thứ hai cần ăn đủ chất. Thứ ba cần ăn đủ chất bột đường, đây là điều chúng tôi nhấn mạnh. Thứ tư, một trong những tiêu chí quan trọng, không ăn quá nhiều chất béo. Chúng ta cần ăn đủ các vitamin: A, D, E, C.

Về các vi khoáng, cần cung cấp đủ và cung cấp tốt nhất: sắt, kẽm, selen, đây là những chi tiết nếu không chú ý khả năng miễn dịch thì không thể đồng bộ được. Cuối cùng, một trong những chi tiết chúng ta cần chú ý trong mùa dịch cần chú ý đến probiotic trong chế độ ăn. Nếu chúng ta tuân thủ các nguyên lý này sẽ giải quyết được việc nâng cao đồng bộ sức đề kháng của mình.

Tại sao phải nhấn mạnh những chi tiết này? Trước tiên là về năng lượng, nếu không cung cấp đủ thì tất cả các tế bào như: “hàng rào bảo vệ” là da; các tế bào niêm mạc ở đường hô hấp, tiêu hóa; các tế bào miễn dịch rất quan trọng cần dùng năng lượng để hoạt động. Nếu không có năng lượng, các tế bào này sẽ hoạt động kém hiệu quả, chúng ta sẽ tăng khả năng nhiễm bệnh. Về mặt năng lượng, chúng ta sẽ tập trung với người lớn tuổi. Thông thường chúng ta ăn từ 1.800 - 2.200kcal/ ngày. Người bị suy dinh dưỡng phải tăng năng lượng thêm. Để đáp ứng chuyện này chúng ta cần duy trì các bữa ăn chính và phụ tùy theo lứa tuổi và mức độ hoạt động.

Tôi cũng muốn chia sẻ tại sao chúng ta phải ăn nhiều chất đạm? Vì chất đạm, còn gọi là protein, là nguồn cung cấp ra các amino axit (axit amin), các amino axit này là nguyên liệu tạo ra các kháng thể, là cái chúng ta rất cần cho sức khỏe miễn dịch tốt hơn. Thứ hai, là nguyên lệu cho các tế bào hàn gắn tổn thương trong quá trình tiếp xúc với môi trường và bị các vi khuẩn tấn công. Thứ ba, các amono axit tham gia hình thành enzym, và enzym giúp chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng mà chúng ta ăn vào. Như vậy, chúng ta rất cần chất đạm.

Vậy lượng chất đạm là như thế nào? Theo khuyến nghị, người Việt Nam cần 1-1,13g protein cho 1kg cân nặng/ ngày. Như vậy, nếu tính ra thực phẩm như thịt nạc, cá nạc, mỗi người trưởng thành ăn vào khoảng 300-400g cá, thịt nạc/ ngày. Chúng ta cần chú ý, protein là tinh chất; trong các loại thịt thông thường có 18-20%  là protein. Nếu chúng ta bị nhầm lẫn ở chỗ này thì sẽ ăn quá ít, không đủ chất đạm thì cơ thể sẽ bị yếu đi, vì vậy tôi phải nhấn mạnh.

Vậy, chúng ta cần chọn loại đạm nào mới nâng cao sức đề kháng? Cần chọn loại đạm có nguồn gốc từ động vật, bởi vì nó các các axit amin thiết yếu tham gia và quá trình hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Và, đã là có giá trị sinh học cao thì là đạm động vật. Chúng ta ưu tiên chọn các thực phẩm giàu chất đạm như sau: thịt gà. Đối với người cao tuổi mắc bệnh nền càng ưu tiên chọn loại thực phẩm này. Sau đó là thịt bò, thịt heo. Trứng là một trong những nguồn cung cấp rất tốt trong mùa dịch, và đặc biệt là nâng cao sức đề kháng cho tất cả các đối tượng, trừ những đối tượng chống chỉ định ăn trứng, đó là dị ứng trứng. Vậy chúng ta có chi tiết rất quan trọng để tránh tình trạng tìm mua cá hồi là tốn kém không cần thiết. Chúng ta chọn cá và các thực phẩm từ cá, tôi cũng khuyến nghị là nên chọn cá tươi.

Thứ hai là chất béo. Nếu chế độ ăn quá nhiều chất béo sẽ giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch, trong đó có các bạch cầu lympho. Do đó, chúng ta cần lưu ý chỉ ăn khoảng 25% tổng năng lượng là chất béo. Trong việc chọn chất béo, một trong những axit béo không no, chưa bão hòa, có nhiều lữu đôi ở mức chuỗi trung bình sang dài, chính là omega3. Có khá nhiều chứng cứ khoa học chứng minh nếu chúng ta có chế độ ăn giàu omega3 sẽ nâng cao sức đề kháng và hoạt động của các tế bào miễn dịch tốt. Vậy chúng ta nên ưu tiên ăn các loại cá béo như cá basa, cá hồi. Chúng ta may mắn vì Việt Nam là vùng biển và dễ dàng chọn lựa các thực phẩm tốt. Chúng tôi cũng khuyến nghị chọn cá trích, cá nục, cá ngừ, cá thu để chế biến thực phẩm ăn hàng ngày.

Về chất bột đường, chúng tôi khuyến cáo những anh chị nào ăn theo chế độ low carb, tức là ít chất bột đường thì hết sức lưu ý vì những nghiên cứu đã được công bố về mặt dinh dưỡng: chế độ ăn giàu chất bột đường ở mức khoảng  60% tổng năng lượng là chất bột đường thì nâng cao sức đề kháng. Còn chế độ ăn low carb sẽ giảm sức đề kháng và trong mùa dịch chúng ta sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hơn. Nếu quy đổi ra gam thì: một người trưởng thành sẽ ăn khoảng 250g gạo/ ngày. Tất nhiên, ở chỗ này sẽ có chi tiết giả định tôi ăn phở bò sẽ giảm lượng gạo xuống vì phở cũng cung cấp chất bột đường. Chúng ta nên chọn gạo như sau: gạo lứt, gạo mầm, gạo tốt để ăn, các loại ngũ cốc nguyên hạt thì sẽ cung cấp nhiều vi khoáng và nhiều chất xơ sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn cho chức năng miễn dịch.

Tới đây tôi có nêu một chi tiết rất quan trọng mà nãy chúng ta có nói là vitamin. Vitamin A, D, E, C rất quan trọng với sức đề kháng và có nhiều chứng cứ khoa học chứng minh rồi. Chúng tôi xin chia sẻ 2 chi tiết phải nhớ, là vitamin A chỉ nên cung cấp từ nguồn gốc động vật thôi, tức là thực phẩm có nguồn gốc động vật thì hiệu quả hoạt động của vitamin A với tế bào miễn dịch mới tốt.

Thứ hai là hỗ trợ các tế bào biểu mô hoạt động tốt hơn, ít bị tổn thương hơn thì chọn cái gì: chọn cá,  đặc biệt là gan cá, gan của các loại động vật, các loại thịt.

Với vitamin D, chỉ có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cho nên nếu ai ăn chay thì rõ ràng cần dùng viramin D bổ sung, bởi trong thực vật hoàn toàn không có vitamin D. Và vitamin D không có trong ánh nắng mặt trời, mà là ánh nắng mặt trời sẽ tác động để khiến vitamin D dạng không hoạt động nằm dự trữ ở dưới da chuyển thành vitamin D. Vì vậy, việc ra nắng mặt trời để có vitamin D là không phải, mà chúng ta chọn các thực phẩm giàu vitamin D như các loại cá, phủ tạng động vật (như gan) thì chế độ ăn cũng không quá phức tạp.

Về sắt, kẽm, selen nên ưu tiên chọn các loại miễn thể, các loại thịt đỏ, hải sản như hàu, sò… Bên cạnh đó, măng tây cũng cung cấp sắt và selen khá tốt. Các loại hạt cũng là ưu tiên lựa chọn trong mùa dịch để nâng cao đề kháng cho mình.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Virus corona Vũ Hán gây viêm phổi cấp, chế độ ăn uống của người bệnh khi bị nhiễm bệnh này cần lưu ý gì?[/HOI]
[DAP]

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trả lời:

Chúng ta phải phân biệt 2 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nCoV:

- Bệnh nhân nhiễm nCoV nhưng thể trạng, sức khỏe, các chức năng ở trong cơ thể vẫn duy trì hoạt động bình thường thì chúng ta thực hành chế độ dinh dưỡng như vừa nêu trên. Còn những người bị nhiễm nCoV có bệnh nền, sau đó biến chứng, phải điều trị đặc biệt, tức là phải hồi sức tích cực… thì chắc chắn sẽ phải thực hành một chế độ tiết chế dành cho những người có chức năng hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn… phù hợp với bệnh lý. Hai chi tiết này sẽ khác nhau.

Với người không may bị nhiễm nCoV và không phải điều trị hồi sức tích cực thì chúng ta cần chú ý thực hành chế độ ăn như tôi vừa nêu trong câu hỏi trên nhưng đi vào cụ thể hơn.

Trước tiên là số bữa ăn. Để đảm bảo cung cấp được năng lượng thì số bữa ăn là 3 bữa chính cộng thêm một bữa phụ với người trưởng thành, cộng thêm 2 bữa phụ với người lớn tuổi và cộng thêm 2-3 bữa phụ đối với trẻ em. Điều này có nghĩa là tổng năng lượng chia nhỏ thành các bữa ăn để hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa, hấp thu cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp hơn.

Thứ hai là về chế biến. Với những bệnh nhân không may nhiễm nCoV thì thức ăn chế biến phải mềm, chín kỹ, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và tuyệt đối không được sử dụng các loại động vật hoang dã. Đây là một chi tiết quan trọng. Hơn nữa, về mặt cảm quan, tuyệt đối không được sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn. Tôi lấy ví dụ, nhà chúng ta có thịt đông lạnh nhưng trong khoảng thời gian vừa qua không may nhà mất điện mà không có phương tiện chuyển đổi sang để duy trì, thì không biết chắc là miếng thịt này có được giữ dưới âm 18 độ C hay không thì chúng ta nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu chất đạm khác như chúng tôi đã nêu trên, như trứng chẳng hạn.

Thứ ba, chúng ta lựa chọn những thực phẩm sẽ ưu tiên cung cấp vitamin C, sau đó là nhiều sắt, nhiều kẽm, nhiều vitamin D. Vậy tôi sẽ tóm tắt như sau. Nếu không may nhiễm nCoV thì nhóm thực phẩm chất đạm chúng ta ưu tiên: các loại cá (cá basa, cá hồi, cá diêu hồng, cá chép, cá trích, cá nục, cá thu), sau đó chọn thịt gà, trứng gà, thịt bò, thịt heo. Vậy là chúng ta yên tâm về phần chất đạm.

Với những người ăn chay chúng ta làm gì? Tất nhiên thì người ăn chay chúng ta tập trung vào các loại hạt đậu, vì cung cấp lượng chất đạm nhiều hơn thay vì chỉ ăn đậu hũ thôi, thì sẽ chuyển sang ăn đậu xanh, đậu đen, các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân thì sẽ vừa cung cấp được chất đạm, vừa cung cấp được chất béo, đặc biệt là omega-3. Nhóm thứ 2 là nhóm chất bột đường, chúng ta sẽ sử dụng các loại gạo để chế biến món ăn. Một số người khó ăn hoặc để thay đổi khẩu vị thì có thể sử dụng các loại mì, nui. Với người đái tháo đường thì chúng tôi khuyến khích chọn nui vì chỉ số đường huyết của nui thấp.

Về nhóm rau thì ưu tiên chọn nhóm rau có lá màu xanh, có thể nấu chín kỹ được. Đối với những loại rau, củ, quả thì ưu tiên chọn loại có màu vàng, màu xanh vì cung cấp nhiều vitamin C. Tiếp đến là sẽ chọn trái cây, điều này rất quan trọng vì sẽ cung cấp vitamin C và sẽ ăn được ngay, nên ưu tiên loại có vỏ, tươi và được trồng tại chỗ. Ngoài ra, cũng có chi tiết quan trọng là uống nước đầy đủ, chia đều nước trong ngày thông thường theo quy trình 2 tiếng đồng hồ sẽ uống một lượng nước vào cơ thể thay vì chờ khát mới uống.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Và sau khi bệnh nhân được điều trị, đã không còn triệu chứng thì đã có thể tiếp xúc với người nhà được hay chưa? Làm sao để biết chắc chắn cơ thể của người khỏi bệnh không còn virus corona? Còn khi một người tử vong bởi bệnh viêm phổi do virus corona gây ra, lượng virus trong cơ thể họ có chết theo hay không, bao lâu thì thi thể không còn virus này?[/HOI]

[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Chúng ta biết rằng thời gian ủ bệnh 2-14 ngày. Sau khi qua 14 ngày thì bệnh nhân có thể về nhà.

Còn đối với một người tử vong bởi bệnh viêm phổi do virus corona, việc xử lý tử thi vẫn áp dụng các phương xử lý như các bệnh viện vẫn đang làm.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Mỗi khi có dịch bệnh, tất cả mọi thông tin, mọi nguồn lực đều đổ dồn vào bảo vệ người dân, chúng ta dường như không đề cập nhiều đến việc hàng trăm ngàn bác sĩ, nhân viên y tế là những chiến sĩ đang ngày đêm đối diện trực tiếp với người bệnh, với nguồn lây. Là chuyên gia hàng đầu trong ngành kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý rủi ro tại bệnh viện, PGS Lê Thị Anh Thư có chia sẻ, nhắn nhủ gì với các đồng nghiệp, với cộng đồng về vấn đề này không?[/HOI]

[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Chúng ta biết rằng trong vụ dịch nào cũng vậy, nhân viên y tế chịu nhiều vất vả nhất và nhiều hy sinh nhiều nhất. Chúng tôi luôn luôn nói với người dân là: phải tránh xa những chỗ đông người, tránh xa người bệnh, cách ly với người bệnh. Chúng tôi, những bác sĩ, điều dưỡng trong bệnh viện ngày đêm chăm sóc người bệnh như bình thường, không hề phân biệt hôm nay có nhiều ca nhiễm nên tránh né, và luôn ở trong tinh thần sẵn sàng phục vụ.

Dịch bệnh nào cũng vậy, vụ dịch SARS hay nCoV chúng ta đều thấy một tỷ lệ lớn nhân viên y tế bị tử vong  do lây nhiễm bệnh, chẳng hạn, đối với nCoV, tỷ lệ mắc bệnh của nhân viên y tế có phần thấp hơn SARS, dưới 5%. Như hồi dịch SRARS, tỷ lệ tấn công lên đến  60%, có nghĩa là có những nước công bố, cứ 10 nhân viên y tế thì có 6 người tiếp xúc với bệnh và có thể nhiễm bệnh. Và Việt Nam thời đó là 18%, nhưng mà may mắn dịch nCoV chưa có báo cáo lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Có lẽ là chúng ta đã có kinh nghiệm từ những vụ dịch trước, nhân viên chúng tôi mặc dù chăm sóc tích cực cho bệnh nhân nhưng cũng chấp hành đúng các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, nang đầy đủ phương tiện phòng hộ để bảo vệ bản thân và tiếp tục cống hiến việc điều trị cho người bệnh.

MC Ngọc Hương: Ở góc độ dinh dưỡng, BS Ngọc Diệp mong muốn và lưu ý gì để giúp các bác sĩ, nhân viên y tế của chúng ta có đủ sức khỏe để cứu chữa, bảo vệ người dân trước sự tấn công của dịch bệnh?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trả lời: Thực ra khi vào mùa dịch hoặc xảy ra dịch thì người ta mới bắt đầu quan tâm đến nhân viên y tế nhiều hơn, chứ còn thực ra nhân viên y tế lúc nào cũng phải cần được chú ý. Chúng tôi thì cũng là người trong ngành nên cũng rất chia sẻ với những đồng nghiệp làm việc tại hệ thống, nhất là phòng dịch. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thực sự rất vất vả, ví dụ như ghi nhận ca nguy cơ, phải đi tìm hiểu, ghi nhận rồi thông tin báo cáo, thực địa...

Trước khi đến tham dự chương trình thì có xảy ra trường hợp như thế này. Căn nhà cách chỗ tôi ở khoảng 6 căn trưa nay có rất nhiều người đến, trong đó có y tế địa phương. Lý do là vì một người đi từ nơi khác về, xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) và khai là đến số nhà này, nên ngay lập tức y tế phường, y tế quận rồi bệnh viện quận, cả công an, chính quyền đến xác minh. Tuy nhiên, sau khi tra ra thì em này chỉ là khai khống lên chứ không phải về nhà này thật.

Đây chỉ là một minh họa cho thấy khi tiếp nhận thông tin thì cả hệ thống, đặc biệt bước đầu là hệ thống y tế tuyến cơ sở đi thực địa nhiều. Việc đi thực địa như thế này thì yếu tố nguy cơ đã tăng lên rồi, chưa kể là gia đình. Nhất là khi trẻ em hiện được nghỉ học, tất cả các nhân viên y tế chứ không chỉ riêng bác sĩ, đặc biệt là trong hệ thống y tế dự phòng, phòng chống dịch để con ở nhà, không biết ai trông cho... Tất nhiên đây chỉ là một chi tiết thôi nhưng vì tôi là phụ nữ nên cũng rất chia sẻ với đồng nghiệp, nhất là những người làm việc ở khoa Nhiễm, bệnh viện Nhiễm đặc biệt vất vả.

Chúng tôi rất chia sẻ và đồng cảm khi thấy đồng nghiệp vất vả. Thứ hai nữa là chúng tôi cũng xin chia sẻ một số vấn đề nhỏ mặt dinh dưỡng, các đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân nhưng cũng đừng quên giữ sức khỏe cho chính mình. Bệnh nhân cần ăn thế nào thì bác sĩ cũng cần ăn như thế, thậm chí tốt hơn bởi vì chúng ta làm việc, còn bệnh nhân được điều trị. Nếu các đồng nghiệp làm việc bình thường thì ăn thêm một bữa phụ và bữa phụ thì nên chọn loại giàu dinh dưỡng và có thể xem xét đến việc bổ sung thêm vi khoáng, vitamin để giúp tăng cao sức đề kháng. Còn với những đồng nghiệp phải trực đêm thì chúng tôi khuyến khích ăn thêm một bữa ban đêm bên cạnh 4 bữa một ngày trước đó. Hãy yên tâm là tất cả chúng ta sẽ luôn luôn đồng hành cùng nhau![/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Trở lại vấn đề dinh dưỡng, xin BS cho biết Vitamin C có vai trò như thế nào trong việc nâng cao sức đề kháng, nâng cao thể trạng và phục hồi sức khỏe? Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các vitamin tổng hợp có phải là một lựa chọn tốt để tăng cường sức khỏe không thưa BS?[/HOI]

[DAP]BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM trả lời:

Mọi người đều nghĩ cần nâng cao sức đề kháng thì sẽ sử dụng vitamin C. Điều này cũng có lý do, bởi vì điểm đầu tiên sẽ đưa ra câu chuyện trong lịch sử. Ngày xưa các quốc gia sẽ đi tìm kiếm các lục địa mới và vitamin C đã được phát hiện ra vai trò đầu tiên khi mà đoàn thủy thủ đi từ châu Âu sang châu Mỹ và có tỷ lệ mắc cảm cúm rất cao, tử vong cao. Người ta tìm hiểu lúc đó trên tàu không có rau thì người thủy thủ chỉ ăn bánh mì, ngũ cốc, thịt có sẵn do đó nhận diện được vai trò của vitamin C trong việc làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.

Chúng ta có một nghiên cứu đã đăng tên tạp chí y khoa của Anh, nghiên cứu với một chế độ ăn bổ sung vitamin C đủ được theo nhu cầu khuyến nghị và đáp thêm 50% nhu cầu khuyến nghị thì giảm được 12% tỷ lệ mắc nhiễm trùng ở đường hô hấp. Như vậy, đây là một chứng cứ khoa học mà tôi lấy ra để làm ví dụ thôi. Còn vai trò của vitamin C đó là khi vỉtamin C ở trong cơ thể sẽ liên quan chống lại các tác nhân oxy hóa gây tổn thương tế bào, thứ hai là hỗ trợ hoạt động của tế bào, trong đó có các tế bào miễn dịch, đặc biệt là các tế bào miễn dịch tế bào sẽ hoạt động được tốt hơn. Như vậy chúng ta sẽ cần cung cấp vitamin C vào trong cơ thể.

Như MC Ngọc Hương sẽ nghĩ ngay đến uống nước chanh, ăn cam nhưng nếu xem xét hàm lượng vitamin C thì tôi xin đưa ra khuyến nghị thế này. Hiện nay theo khuyến nghị của Việt Nam, mỗi ngày một người cần cung cấp đủ 100miligam vitamin C cho cơ thể. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta chọn 1 viên vitamin C 1g là đã đưa quá nhiều vitamin C vào cơ thể, không cần thiết. Khi chọn thực phẩm, chúng ta ưu tiên ăn các loại rau có lá xanh, vì đây là những thực phẩm có nhiều vitamin C, bên cạnh đó còn có nhiều vi khoáng khác.

Ở Việt Nam may mắn có nhiều loại rau, trong tay tôi là bông cải xanh. Nếu chúng ta ăn 100g bông cải xanh thì đã cung cấp cho cơ thể 150% nhu cầu khuyến nghị vitamin C cho cơ thể rồi. Đây là loại rau đầu tiên nên ưu tiện lựa chọn. Loại rau thứ hai là các loại rau canh như cải xanh, cải cúc (tần ô) rất giàu vitamin C, kế tiếp là rau ngót, rau mùng tơi... Bông cải trắng ít vitamin C hơn bông cải xanh nhưng đây vẫn là thực phẩm nên ưu tiên chọn lựa. Ngoài ra, còn có thể chọn bắp cải.

Hay quả ớt chuông (ớt Đà Lạt), 1 quả này tương đương 300% nhu cầu khuyến nghị về vitamin C. Nếu chúng ta đi chợ không có ớt vàng mà có ớt xanh thì vitamin C trong màu này ít hơn, nhưng lượng kẽm thì nhiều hơn, đáp ứng 100% nhu cầu khuyến nghị về vitamin C. Ớt đỏ thì vào khoảng 200% nhu cầu khuyến nghị. Bên cạnh đó có thể chọn các loại cải. Ngoài ra, nhất định phải ăn trái cây. Một ngày cần 400g rau thì đảm bảo được các vi chất, trong đó có vitamin C. Nhưng điều quan trọng nhất là phải chọn được các loại rau chứa nhiều vitamin C.

Về trái cây, ăn bưởi khoảng 3 múi thì cung cấp được 150% nhu cầu khuyeens nghị về vitamin C, quýt 2 quả thì lượng vitamin C nhiều hơn 1 quả chanh. Qủa thanh long có nhiều vitamin C, thay vì ăn một quả táo bạn có thể ăn nửa quả thanh long để cung cấp vitamin C cho cơ thể. Thanh long còn cung cấp chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn, nhiều selen, kẽm hơn các loại trái cây khác.

Vitamin C có đặc biệt rất dễ bị phá hủy bởi các yếu tố liên quan, ví dụ như nhiệt độ càng cao thì lượng vitamin C mất đi càng nhanh, thứ 2 là nhiệt độ, yếu tố tiếp xúc với không khí cho nên nếu chúng ta xào với một chảo to và nhiệt độ cao thì mất đi khá nhiều vitamin C, thậm chí lên đến 80-90% lượng vitamin C mà thực phẩm có. Vì vậy, nhu cầu khuyến nghị của vitamin C là 100miligram nhưng chúng ta cần ăn nhiều hơn, phụ thuộc vào cách chế biến.

Hiện tại đang là mùa dịch, chúng ta không thể ăn sống các loại rau được. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta nên nấu chín, vì vậy cần tăng lượng rau, ưu tiên lựa chọn để đảm bảo cung cấp đủ vitamin C. Như vậy, đó là cách thức để chọn  thực phẩm giàu vitamin C để sử dụng hằng ngày.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có những thực phẩm chế biến sẵn đã được bổ sung thêm. Hầu như không có thực phẩm chế biến sẵn mà bổ sung vitamin C vào được do đặc tính của loại vitamin này dễ bị oxy hóa bởi yếu tố môi trường. Do đó chúng ta có thể lựa chọn thêm những viên có bổ sung vitamnin C trong trường hợp: thứ nhất, chúng ta ăn không đủ các loại rau và trái cây, vì nhiều lý do như mắc một số bệnh lý có khuyến nghị không được ăn qua nhiều các loại rau vào cơ thể. Thứ hai, hệ thống tiêu hóa hoạt động không tốt. Thứ ba, một số người có răng yếu, em bé nhỏ không ăn được nhiều rau, trái cây thì nên chọn viên bổ sung…

Chúng ta chỉ uống vitamin C hàm lượng cao dạng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu không có bác sĩ chỉ định thì không nên tự ý ra nhà thuốc mua những viên C 1g để uống vì nó sẽ gây rối loạn chuyển hóa và ức chế hoạt động của các tế bào bạch cầu khi lượng vitamin C đưa vào cơ thể nhiều quá.

Và nếu chúng ta lạm dụng thì sẽ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa nhiều hơn; và axit hóa môi trường ở thận, tăng nguy cơ lắng đọng ở thận, tăng nguy cơ sỏi thận, đặc biệt là những người bị bệnh thận. Và, nếu chúng ta sử dụng quá nhiều vitamin C với hàm lượng cao sẽ kéo bớt canxi ra ngoài. Do đó, nếu có điều kiện mọi người nên mua viên đa vi chất sẽ  tốt hơn là chỉ uống thực phẩm bổ sung có mỗi vitamin C.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Bạn đọc AloBacsi có 1 thắc mắc thú vị là: vi khuẩn và virus có thể bay trong không khí, hay là bò trên bề mặt các vật dụng không ạ? Bởi vì mọi người cũng lo ngại nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tiền mặt… cũng có thể là đồ vật mang mầm bệnh. Mong BS giải đáp.[/HOI]

[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Coronavirus sống nhiều ngày đến nhiều tuần trên bề mặt môi trường. Tồn tại sau 48 giờ ở bề mặt nhựa hoặc thép ở độ ẩm 20°C -40%.

•    Nhiệt độ phát triển phù hợp nhất từ 4°C - 20°C

•    Khử khuẩn dụng cụ bằng phương pháp nhiệt ( >57°C) hoặc các hóa chất khử khuẩn thông dụng đều diệt được Coronavirus.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Một số người vì quá lo lắng về dịch bệnh nên trì hoãn đến bệnh viện để khám chữa bệnh vào thời điểm này, sợ vô tình nhiễm nCoV-2019. Trước nay chúng ta vẫn có mối lo ngại về nhiễm trùng bệnh viện, vậy trong mùa dịch này, làm sao để đến đảm bảo an toàn khi đến nơi đông người và được xem là nhiều mầm bệnh như bệnh viện, thưa PGS?[/HOI]

[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Nếu cần phải đến khám bệnh thì không nên trì hoãn. Trong mùa dịch, các bệnh viện đều đã triển khai sàng lọc ngay từ đầu để đảm bảo không làm lây nhiễm cho người bệnh trong quá trình chờ khám bệnh.

Điều quan trọng chúng ta cần lưu ý là hiện nay có nhiều bệnh nhân chỉ mới vừa mới có triệu chứng sốt nhẹ, ho vài tiếng, không có yếu tố dịch tễ nào là đã vội đến bệnh viện là không cần thiết, chỉ cần tự cách ly ở nhà. Chỉ vào bệnh viện có biểu hiện viêm phổi rõ, tình trạng bệnh nặng. Các khuyến cáo của Bộ Y tế đã nêu rõ, không nên đến chỗ đông người.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Nắng ấm, môi trường thông thoáng là một yếu tố rất quan trọng để giúp chúng ta tránh được dịch corona đợt này. Kính mong PGS phân tích cụ thể lợi điểm của thời tiết, khí hậu này của Việt Nam trong đợt dịch này? Khi ở trong nhà thì nên bật máy lạnh hay mở cửa sổ ra? Lý do là gì thưa BS?[/HOI]
[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Vẫn còn quá ít các dữ liệu nghiên cứu về việc gây bệnh của nCoV để trả lời câu hỏi này, nhưng chúng ta có thể tham khảo các dữ liệu về các Coronavirus khác như SARS, MERS-CoV. Một thử nghiệm đánh giá khả năng gây bệnh của Coronavirus trong môi trường ở nhiệt độ 14°C, 19°C, 25°C, 37°C trong các điều kiện độ ẩm không khí khác nhau cho thấy:

•   Nhiệt độ càng thấp, khả năng gây bệnh càng cao.

•   Ở 25°C, xác suất gây bệnh giảm thấp nhất ở độ ẩm 75%

•   Khả năng gây bệnh giảm gần như zero ở nhiệt độ 34°C-37°C.

•   Khả năng lây bệnh qua đường không khí và giọt bắn giảm thấp ở độ ẩm từ 60% - 85%.

Nên tắt máy lạnh vì máy lạnh là điều kiện để virus phát triển: Không có lưu thông thông khí, tạo độ ẩm và nhiệt độ lý tưởng cho virus phát triển. Nếu phải mở thì chỉnh nhiệt độ càng cao càng tốt, tối thiểu >25 độ C.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Còn về việc rửa tay, có nhiều cách là rửa tay bằng xà phòng, dung dịch rửa tay nhanh, cồn… theo BS, cách nào là hiệu quả nhất? Chúng ta nên rửa tay vào lúc nào, thưa BS? Cũng có người lo lắng, cho rằng thay vì rửa tay thường xuyên thì nên đeo găng tay. BS thấy có hợp lý không ạ?[/HOI]


[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng các nhiễm khuẩn hô hấp nói chung và nhiễm nCoV nói chung. Găng tay không thể thay thế việc rửa tay.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương: Câu hỏi cuối cùng, với kinh nghiệm đối phó các dịch bệnh lớn trước đây của Việt Nam như SARS, H1N1, theo các chuyên gia, đứng trước một dịch bệnh nói chung, mỗi người nên có thái độ và hành động như thế nào để cùng nhau vượt qua dịch bệnh?[/HOI]

[DAP]

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM trả lời:

Tôi đã trải qua khá nhiều vụ dịch, nhưng chưa bao giờ có vụ dịch nào mà được dân chúng quan tâm như hiện nay. Có nhiều ý kiến trái chiều nhau, rất nhiều người chia sẻ những hoang mang, lo sợ.

Tôi rất đồng ý với câu nói của  ông Tedros Adhanom Ghebreyeus - Tổng giám đốc WHO - lúc này không phải thời điểm để lo sợ, để đồn đại, gây hoang mang, mà là lúc để nhìn lại những dữ kiện một cách khoa học để chúng ta bình tĩnh hơn khi đối diện với vụ dịch. Mỗi người chúng ta cần phải bình tĩnh, hỗ trợ nhau.

Phòng ngừa và cảnh giác với dịch bệnh là rất cần thiết, nhưng không nên quá sợ hãi và áp dụng không đúng các biện pháp phòng ngừa. Cần biết chọn lọc thông tin khi đọc trên các mạng xã hội, không phải thông tin nào cũng chính xác. Cần theo dõi các truyền thông chính thống từ Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Sở Y tế hoặc các Hội nghề nghiệp để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh.

Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về tình hình nhiễm nCoV, về đường lây truyền và cách phòng ngừa, áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn hơn để ứng phó tốt hơn với dịch nCoV.[/DAP].

Anh Võ Quốc Điền (ngoài cùng bên phải) - Giám đốc nhãn hàng Bocalex - CTCP Dược Hậu Giang tặng hoa cảm ơn 2 chuyên gia đã dành thời gian tư vấn cho bạn đọc.

[DAP]Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế (1988); Thạc sĩ Bệnh học Nội khoa Đai học Y Dược TPHCM (1999), Chuyên gia Dịch tễ lâm sàng ĐH Bordeau (2000);Tiến sĩ Dịch tễ lâm sàng các bệnh truyền nhiễm tại ĐH Newcastle, Úc (2005).

Bà hiện là Chủ tịch Hội Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn TP.HCM; Nguyên Trưởng khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy; Nguyên Trưởng đơn vị Quản lý rủi ro Bệnh viện Chợ Rẫy; Chủ nhiệm bộ môn Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn và Dịch tễ bệnh viện Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM).

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư là Ủy viên thường vụ Hội Y Học TP.HCM; Ủy viên Ban kiểm soát nhiễm khuẩn Bộ Y tế; Ủy viên Hội đồng biên soạn hướng dẫn quốc gia kiểm soát nhiễm khuẩn Bộ Y tế; Nghiên cứu viên chính của dự án WHO Small Grant Researches; Chuyên gia Tư vấn các dự án phi chính phủ, dự án phòng ngừa Lao của CDC, Atlanta Hoa Kỳ.

Bà là tác giả của hơn 65 bài báo trong và ngoài nước, biên soạn và tham gia biên soạn 6 sách chuyên khảo và báo cáo tại hơn 30 Hội nghị quốc tế.

Với những đóng góp lớn lao đó, PGS Lê Thị Anh Thư nhận danh hiệu Phó Giáo sư năm 2011, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao Động Hạng Ba (năm 2012) và Hạng Hai (năm 2018); Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân năm 2016.

Thầy thuốc ưu tú, BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TPHCM, Giáo sư thỉnh giảng của Trường Khoa học Dinh dưỡng và Vận động - Đại học Công nghệ Queensland, Australia. Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, Phó Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng Thực phẩm, ĐH Y Dược TPHCM.

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp là Ủy viên thường vụ Hội Y Học TP.HCM; Ủy viên Ban chấp hành Hội Y học Dự phòng Việt Nam, thanh viên Hội đồng Quốc gia về Quản lý Chất lượng Khám chữa bệnh Bộ Y tế.

Bà tốt nghiệp Bác sĩ nhi khoa năm 1986 và BS.CK2 tại Đại học Y Dược TPHCM. Bà được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao Động Hạng Ba và Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

Bà là tác giả của trên 20 công trình nghiên cứu khoa học, can thiệp cộng đồng có giá trị về dinh dưỡng thực phẩm và có trên 60 bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Bà tham gia biên soạn trên 20 tài liệu chuyên khảo về dinh dưỡng tiết chế, thực hiện nhiều chương trình truyền thông đại chúng về dinh dưỡng, thực phẩm.[/DAP]

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Bocalex giúp tăng cường sức đề kháng và giảm mệt mỏi, uể oải của CTCP Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X