Liệu pháp miễn dịch trên cơ chế vắc xin của bác sĩ Nhật Bản
Liệu pháp miễn dịch trên cơ chế vắc xin do TS.BS Kenichiro Hasumi đến từ Nhật Bản nghiên cứu và áp dụng đang nhận được sự quan tâm của nhiều bác sĩ, chuyên gia về ung thư tại Việt Nam.
Cuối tuần qua, Bệnh viện Gia An 115 tổ chức buổi hội thảo khoa học: “Cập nhật liệu pháp phòng ngừa và điều trị ung thư bằng vắc xin hệ miễn dịch HITV” với sự tham gia của TS.BS Kenichiro Hasumi (Nhật Bản) cùng các chuyên gia, bác sĩ đến từ các sở ban ngành và các bệnh viện lớn tại TPHCM nhằm cập nhật thông tin y khoa, các bước đột phá của nền y học thế giới trong lĩnh vực ung thư.
Buổi hội thảo quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đến từ các sở ban ngành và các bệnh viện lớn tại TPHCM
Tại Nhật Bản, TS.BS Kenichiro Hasumi là một chuyên gia về liệu pháp miễn dịch ung thư cũng như chăm sóc và điều trị giảm nhẹ ung thư giai đoạn cuối. Đồng thời ông cũng là một nhà nghiên cứu về phát triển vắc xin ung thư và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Với những thành tựu được đánh giá cao trong lĩnh vực liệu pháp miễn dịch ung thư, Tiến sĩ Hasumi đã có buổi trao đổi và cập nhật thông tin, kiến thức y khoa với các bác sĩ và chuyên gia tại Việt Nam về vắc xin HITV.
TS.BS Kenichiro Hasumi trao đổi với các bác sĩ và chuyên gia tại Việt Nam về vắc xin HITV
Cơ chế của liệu pháp HITV
Hệ thống miễn dịch của chúng ta có 2 tuyến phòng thủ là “khả năng miễn dịch bẩm sinh” và “khả năng miễn dịch có được”. Tuyến thứ nhất “khả năng miễn dịch bẩm sinh” liên tục theo dõi cơ thể để xem có kẻ xâm nhập nào không và chuẩn bị ngăn chặn chúng một cách nhanh chóng. Tuyến thứ hai “khả năng miễn dịch có được” có nhiệm vụ tạo ra các kháng thể chống lại bệnh, nó sở hữu sức mạnh hủy diệt để chống lại những kẻ thù mạnh, trong đó có ung thư.
Nằm ở trung tâm của sự hợp tác giữa 2 loại miễn dịch này là tế bào tua. Tế bào tua tìm kiếm thông tin tác nhân xâm nhập đến từ bên ngoài cơ thể (kháng nguyên) và truyền thông tin nhận dạng (trình bày kháng nguyên) đến các tế bào miễn dịch khác.
Hình chu kỳ miễn dịch chống ung thư
Có thể nói, hiệu quả của khả năng miễn dịch phụ thuộc vào khả năng của tế bào tua và chất lượng của các tế bào miễn dịch từ tế bào tua CTL (tế bào Killer-T). Nếu tế bào tua có thể hiểu và nhận biết chính xác về tế bào ung thư của bệnh nhân, nó sẽ sinh ra CTL có chất lượng cao.
Để giúp tế bào tua truyền đạt thông tin chính xác hơn, hầu hết các phương pháp trị liệu miễn dịch đều có một bước lấy máu (thu thập tế bào tua) và “huấn luyện” tế bào này bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, liệu pháp HITV chọn “huấn luyện” tế bào tua ngay bên trong cơ thể để đạt hiệu quả cao hơn.
Trong liệu pháp HITV, tế bào tua được tiêm trực tiếp vào khối u dưới hướng dẫn của CT cùng với tá dược được chế tạo đặc biệt để cảm sinh ra CTL. Do tế bào tua được tạo điều kiện nhận diện chính xác tế bào ung thư nên “đội quân” CTL được cảm sinh ra cũng rất tinh nhuệ, sau khi đã biết được kẻ thù là ai (tế bào nào là ung thư), chúng sẽ theo dõi kẻ thù ở bất cứ nơi nào, giống như tên lửa đã được định vị mục tiêu vậy.
BS Hasumi giới thiệu sản phẩm vắc xin HITV
Khoảng 2-3 tuần sau khi sử dụng tế bào tua, CTL cảm sinh sẽ bắt đầu tấn công tế bào ung thư và tiếp tục tấn công trong suốt 24 giờ mỗi ngày, không ngừng nghỉ (phản ứng kháng nguyên - kháng thể).
Lúc này, khối u ung thư (sau khi được tiêm tế bào tua) trở thành một nhà máy sản xuất CTL. Quá trình này được gọi là “tiêm phòng khối u”. Việc khối u ung thư biến thành nơi sản xuất tế bào miễn dịch là sự khác biệt của liệu pháp HITV với các hình thức trị liệu miễn dịch khác.
Cơ chế tiêm phòng khối u
“Thanh lọc” máu để ngăn chặn di căn
Ở người bình thường, mỗi ngày cơ thể tạo ra khoảng 5000 “chồi ung thư”. Đó là khi có sự nhầm lẫn trong bản sao của gen, tức là tế bào mới sinh ra từ một sự đột biến gen, không trải qua cái chết tự nhiên như các tế bào bình thường, nó sẽ tiếp tục phát triển và có khả năng trở thành ung thư.
Khi ung thư tái phát hoặc ung thư giai đoạn 4 tiến triển, đó là do các “chồi ung thư” đã tràn vào máu. Phẫu thuật và xạ trị có thể loại bỏ được khối u nhưng không thể loại trừ được các tế bào ung thư siêu nhỏ, không thể nhìn thấy bằng chẩn đoán hình ảnh. Những chồi ung thư này di chuyển theo dòng máu, tự cấy mình vào một vị trí khác và “mọc” thành ung thư, gọi là ung thư di căn.
CTL từ liệu pháp HITV sẽ tuần hoàn khắp cơ thể theo dòng máu, khi phát hiện tế bào ung thư, nó sẽ tấn công mạnh mẽ và tiêu diệt. Nhờ tác động này mà có thể ngăn chặn được ung thư di căn và tái phát.
Thanh lọc cơ thể khỏi tế bào ung thư “siêu nhỏ” bằng liệu pháp HITV
Với sự ra đời của liệu pháp HITV, liệu pháp CTL trong quá khứ đã được nâng cấp thành một phương pháp điều trị mới, gọi là “Liệu pháp CTL do HITV cảm sinh”. CTL được sản sinh bằng liệu pháp này có rất nhiều “kinh nghiệm chiến đấu”, có thể kiểm soát 80% các tổn thương mới với đường kính tối đa 1cm.
Liệu pháp CTL do HITV cảm sinh đảm bảo hiệu quả sau điều trị
Kế hoạch áp dụng và điều trị HITV
Liệu pháp HITV nhắm đến những bệnh nhân ở giai đoạn IV bị ung thư tái phát hoặc có khối u không thể phẫu thuật được. Ngoài ra, để áp dụng liệu pháp này còn có 4 yêu cầu:
- Bệnh ung thư phải hình thành một “cục u” để làm mục tiêu của vắc xin (.iệu pháp này không thể điều trị ung thư máu).
- Mặc dù loại ung thư không quan trọng nhưng nếu số lượng tổn thương do ung thư không quá 5 vị trí và đường kính tối đa không quá 3cm sẽ là điều kiện lý tưởng cho phương pháp này.
- Các khối u vẫn phải nhạy cảm với chất phóng xạ và thuốc chống ung thư
- Bệnh nhân phải đủ thể lực cơ bản để chịu được quá trình điều trị
Mặc dù có phạm vi mong muốn về số lượng và đường kính khối u nhưng đây không phải là yêu cầu tuyệt đối. Thực tế, có những bệnh nhân trải qua liệu pháp này bị tổn thương ở hơn 40 vị trí (ung thư hạch ác tính) và đường kính khối u trên 10cm (ung thư phổi).
Khác với phẫu thuật, hiệu quả điều trị của liệu pháp miễn dịch không dễ thấy. Đã có những trường hợp điều trị kéo dài dẫn đến gánh nặng về thể chất và kinh tế quá lớn. Để tránh tình trạng như vậy, bệnh nhân và gia đình cần hiểu rõ về liệu pháp điều trị HITV, thảo luận với chuyên gia để lập kế hoạch điều trị cụ thể và chi phí rõ ràng.
Các chuyên gia, bác sĩ đến từ các sở ban ngành và các bệnh viện lớn tại TPHCM đến tham dự hội thảo: PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế; TS.BS Phan Văn Báu - Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115; BS.CK2 Nguyễn Ngọc Anh - Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Y khoa Bệnh viện Gia An 115...
Tại Nhật Bản, vắc xin HITV (Human Initiated Therapeutic Vaccine) là
thành tựu đầu tiên trong việc phương pháp điều trị kết hợp giữa xạ trị
và tế bào tua (tế bào đuôi gai) vào năm 2005. Để tách tế bào tua ra khỏi
máu cần có các phương tiện rất tiên tiến, có rất ít cơ sở y tế được
trang bị phương tiện cho mục đích này. Trải qua 14 năm, phạm vi ứng
dụng và các kiến thức điều trị cũng đã được nâng lên tầm cao mới, tuy
nhiên kết quả vẫn còn tùy thuộc một phần vào số lượng và đường kính của
khối u. Nhìn về tổng thể, phương pháp này đã đạt được tỷ lệ chữa khỏi ở
mức 70%.
|
Tiến sĩ, Bác sĩ Kenichiro Hasumi - Chủ tịch Phòng khám Shukokai, Bệnh
viện Hijirigaoka, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Người cao tuổi
Hijiri-no-Sato, Viện Điện hóa và Ung thư Tokyo, Nhật Bản. TS.BS Kenichiro Hasumi là một chuyên gia về liệu pháp miễn dịch ung thư
cũng như chăm sóc và điều trị giảm nhẹ ung thư giai đoạn cuối. Ông là
một nhà nghiên cứu có tầm nhìn tập trung vào phát triển vắc xin ung thư
và cải thiện phương pháp điều trị lâm sàng để đạt được kết quả điều trị
tốt hơn cho bệnh nhân với chất lượng cuộc sống cao hơn. Ông đã tham gia
nghiên cứu liệu pháp miễn dịch ung thư hơn 40 năm.
Chuyên môn lâm sàng: Miễn dịch học, ung thư, ngoại tiêu hóa, phẫu thuật, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ ung thư giai đoạn cuối. Giải thưởng và thành tựu: - 2015: Thiết lập và là Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Hasumi tại Khoa y Jefferson, thuộc Đại học Thomas Jefferson, Hoa Kỳ. - 2014: Nhận bằng Tiến sĩ Danh dự của Đại học Y khoa Pleven, Bulgaria. -
2010: Được trao huy hiệu “Vì sự cống hiến đặc biệt cho người Bulgaria”,
từ Hội đồng Điều hành của Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria. - 2007: Được trao giải thưởng “Tinh thần Đổi mới” từ Trung tâm Ung thư Kimmel, Đại học Thomas Jefferson, Hoa Kỳ. -1996: Được trao Huân chương “Nam thập tự Quốc gia” của Chính phủ Brazil.
|
Hồng Nhung
Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn