Hotline 24/7
08983-08983

Không nên dán cao khi đau quai hàm

Bé N.T.P.N., 8 tuổi, nhà ở Song Bình, Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, được mẹ đưa vào Bệnh viện Tiền Giang khám vì quai hàm bên phải sưng to, nhai cái gì cũng thấy đau, kèm theo sốt, khó chịu.

Bé N. bị quai bị - Ảnh: N.T.U.
Bé N. bị quai bị - Ảnh: N.T.U.

Mẹ bé N. tưởng con bị nổi nhọt nên mua cao dán về dán nhưng vẫn không hết đau mà còn sưng thêm.

Khi bé nhập viện, bác sĩ phát hiện tuyến mang tai phải sưng to, vùng da bị dán cao đỏ tấy, bé bị quai bị.

Bác sĩ đề nghị mẹ bé N. không nên dùng cao dán để trị bệnh quai bị, vì khi dùng cao dán, dầu, cây lá… để đắp, thoa hoặc dán bên ngoài tuyến mang tai, nó không có tác dụng, đôi khi còn có hại như làm cho vùng da đó bị kích ứng gây ngứa, đỏ, nổi bóng nước, nhiễm trùng cơ hội…

Khi virút quai bị xâm nhập vào niêm mạc miệng, mũi, họng, chúng sinh sôi nảy nở ở đó chừng 15-21 ngày, rồi virút đi vào máu gây nên các triệu chứng sốt, mệt mỏi.

Từ máu virút tấn công vào các tuyến nước bọt, hay gặp nhất là tuyến mang tai, tuyến sinh dục, tụy, thần kinh... và phát triển, gây nên các triệu chứng viêm cục bộ ở các cơ quan này.

Theo BS Nguyễn Thành Úc - Tuổi trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X