Hotline 24/7
08983-08983

Viêm họng mạn tính, kèm trào ngược dạ dày thực quản có dẫn tới ung thư?

Câu hỏi

Tôi bị viêm họng mạn tính do viêm xoang và viêm amidan, có kèm trào ngược dạ dày thực quản đã nhiều năm thì có dễ chuyển thành ung thư không? Có cách nào giúp điều trị dứt điểm, vì tôi uống nhiều toa kháng sinh quá, sợ không tốt cho sức khỏe. Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.

Trả lời

GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu

GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu

Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV ĐHYD TP.HCM - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Viêm họng mạn tính kèm trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chào bạn,

Ngoài rượu, thuốc lá, trào ngược ngoài thực quản được các nghiên cứu cho thấy đây là yếu tố nguy cơ có liên hệ với bệnh ung thư thanh quản.

Các trường hợp viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng có liên quan với bệnh trào ngược ngoài thực quản chỉ được dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng ở tai, mũi, họng.

Trong điều trị bệnh trào ngược ngoài thực quản ngoài các thuốc kháng acid dạ dày, thuốc tráng niêm mạc dạ dày thì chế độ sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng bao gồm:

- Cữ món ăn uống kích thích như rượu, cà phê

- Nằm đầu cao hơn vùng bao tử khoảng 20cm, không nằm nghiêng sang trái

- Không ăn quá nhanh, quá no

- Không ăn, uống trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ

- Không để gối, mền lên vùng bụng khi ngủ

Các chỉ định tuyệt đối cắt amidan:

- OSA

- Biến chứng tim phổi thứ phát sau tắc nghẽn đường thở (tâm phế mạn, giảm thông khí phế nang)

- Nghi ác tính (to không cân đối)

- Viêm amidan xuất huyết

- Viêm amidan gây sốt cao rét run.

Các chỉ định tương đối của cắt amidan:

1. Viêm amidan tái phát nếu: 7 lần trong 1 năm, 5 lần mỗi năm trong 2 năm liên tiếp, 3 lần mỗi năm trong 3 năm liên tiếp, 2 tuần nghỉ học, nghỉ làm trong 1 năm.

2. Viêm amidan mạn không đáp ứng với kháng sinh

3. Sỏi amidan kèm theo hôi miệng, đau, không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

4. Áp xe quanh amidan.

5. Khó nuốt do amidan to.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Viêm họng kèm trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

(Trích từ Livestream GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu: Bí quyết người bệnh tai mũi họng sống khỏe trong mùa dịch COVID-19)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X