Hotline 24/7
08983-08983

Viêm giáp Hashimoto là bệnh gì, kiêng cữ ra sao?

Câu hỏi

Cháu bị bướu cổ, khám tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, kết luận siêu âm là viêm giáp Hasmimoto, kết quả xét nghiệm tsh-2,0138 uiu/ml,ft4-1,07 ng/d, antitpo-70,69 IU/ml. Nhưng khi đưa kết quả cho bác sĩ bảo về 6 tháng kiểm tra lại lần và không cần uống thuốc gì, nói không sao. Bác sĩ cho cháu hỏi lại kết quả này bệnh có gì nguy hiểm không ạ? Cháu cần kiêng cữ gì trong ăn uống, hay phải điều trị gì không? Cảm ơn bác sĩ, mong hồi âm sớm của bác sĩ. (Tran tron - trontr...@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Viêm giáp Hashimoto là một bệnh lý tự miễn, mạn tính, do rối loạn hệ thống miễn dịch, tạo ra nhiều tế bào miễn dịch và các tự kháng thể làm phá hủy các tế bào tuyến giáp dẫn tới giảm khả năng tạo hormone.
Nhiều bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto không có triệu chứng trong nhiều năm. Chẩn đoán tình cờ khi thấy tuyến giáp to hoặc kết quả máu định kỳ có bất thường. Khi có triệu chứng thì bướu giáp đã ảnh hưởng đến vùng cổ hoặc lượng hormone tuyến giáp đã giảm sút.

Điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng hormon giáp thay thế khi có suy giáp, nhằm làm giảm triệu chứng khó chịu do thiếu hormon giáp gây ra. Tuy nhiên, trường hợp này chức năng tuyến giáp của bạn vẫn còn bình thường, chỉ có tăng nhẹ kháng thể AntiTPO. Do đó, chưa cần thiết phải điều trị mà chỉ theo dõi định kỳ để xác định thời điểm cần dùng thuốc bạn nhé!
Thân mến!

Viêm giáp Hashimoto là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể gây tổn hại đến tuyến giáp. Một số nhà khoa học cho rằng một loại virus hoặc vi khuẩn có thể kích hoạt các phản ứng, trong khi những người khác cho rằng đó là do lỗi di truyền.

Sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm di truyền, giới tính và tuổi tác, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Một số yếu tố phổ biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hashimoto là:

- Giới tính. Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh Hashimoto hơn đàn ông;

- Tuổi tác. Bệnh Hashimoto có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra trong độ tuổi trung niên;

- Yếu tố di truyền. Bạn có nguy cơ mắc bệnh Hashimoto nếu những người khác trong gia đình mắc bệnh về tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn khác;

- Bệnh tự miễn khác. Bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường loại 1 hoặc lupus, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Hashimoto;

- Tiếp xúc với bức xạ. Những người tiếp xúc quá mức với môi trường bức xạ dễ bị mắc bệnh Hashimoto.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X