Hotline 24/7
08983-08983

Vắc xin ngừa sởi tên gọi là gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, nhờ bác sĩ giải thích chích ngừa sởi chung trong mũi 6 trong 1 hay là nên chích riêng ra cho chắc ăn? Chích bao nhiêu mũi là đủ ạ? Bé 10 tuổi, không nhớ đã chích hay chưa, giờ có thể đi chích ở đâu? Mũi chích sởi gọi tên là gì? Thuốc ngoại hay Việt Nam, chi phí là bao nhiêu? Chích bao lâu có tác dụng phòng bệnh? Gia đình xin cảm ơn và chúc mừng năm mới bác sĩ ạ.

Trả lời
Vắc xin MMR II Sởi-Quai bị-Rubella. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vắc xin MMR II Sởi-Quai bị-Rubella. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn Uyên thân mến,

Thuốc chích ngừa 6 trong 1 không có bệnh sởi bạn nhé.

Hiện nay thuốc chích ngừa có nhiều loại phổ biến là thuốc chích ngừa sởi riêng lẻ như Rouvax hay thuốc ngừa Sởi - Rubella MRVAC của Việt Nam phối hợp công nghệ Nhật sản xuất.

Theo nhiều nghiên cứu loại vắc xin này có hiệu quả bảo vệ đến 95% ở trẻ em, đáp ứng miễn dịch sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tiêm vắc xin, tình trạng sức khỏe, chất lượng vắc xin và kĩ thuật thực hành tiêm chủng.

Ngoài ra có thuốc ROR của Pháp và MMR II bao gồm vắc xin ngừa Sởi-Quai bị-Rubella.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Tại Việt Nam, theo quy định của Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mũi sởi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi cho trẻ. Mũi 2 vào khoảng 15-18 tháng, có thể lặp lại mũi 3 lúc 4-6 tuổi. Khoảng cách tối thiểu của 2 mũi là 1 tháng.

Đối với trẻ trên 12 tháng, trẻ lớn và người lớn không có miễn dịch sởi thì nên được tiêm chủng hai mũi vức xin sởi, cách nhau ít nhất 28 ngày trước khi vào vùng dịch. Phụ nữ trước khi mang thai nên chích ngừa sởi - quai bị - Rubella (MMR) nếu chưa có kháng thể.

Những người từng có tiền sử dị ứng nặng với vắc xin sởi, kháng sinh neomycin hay các thành phần trong vắc xin, đang bệnh nặng, có các bệnh làm suy giảm miễn dịch (AIDS, ung thư, hóa trị, xạ trị, dùng corticoid, giảm tiểu cầu) không nên chủng ngừa vắc xin sởi. Với phụ nữ mang thai nên chủng ngừa sởi ít nhất là 4 tuần trước khi thụ thai.

Những người đã chích ngừa sởi thì vẫn có có thể mắc bệnh nhưng bệnh sẽ nhẹ và ít lây hơn người không có lịch sử tiêm ngừa. Tương các loại thuốc khác, vắc xin sởi cũng có tỷ lệ rất nhỏ gây phản ứng dị ứng. Đặc biệt, sau khi tiêm có xuất hiện những triệu chứng của bệnh sởi nhưng đây không phải bệnh. Vắc xin sởi không có thủy ngân, không gây bệnh tự kỷ.


BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh
Nguyên Trưởng khoa Dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X