Hotline 24/7
08983-08983

Uống thuốc điều trị viêm niệu đạo không khỏi, em nên làm gì?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Em mắc bệnh viêm niệu đạo 2 tháng, đã xuống Hà Nội khám và được bác sĩ kê đơn thuốc. Tuy nhiên em dùng thuốc mà vẫn không thấy khỏi bệnh. Đơn thuốc gồm: Tavanic 200mg x20 viên, Doxyclin 100mg x 20 viên. Mong bác sĩ có thể tư vấn cho em loại thuốc khác để khỏi bệnh ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời
Viêm niệu đạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm niệu đạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,


Viêm niệu đạo là bệnh do viêm nhiễm đường tiểu, với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu đau, tiểu lắt nhắt, tiểu đục, tiểu mủ, tiểu máu… Niệu đạo có thể bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia và các viêm niệu đạo không do lậu khác.

Qua thông tin em cung cấp, bác sĩ nhận thấy em đã được điều trị với các kháng sinh phổ rộng, kéo dài (liều lượng có vẻ chưa phù hợp, nhiều khả năng là do em thông tin sai). Tuy nhiên, chưa rõ em đi khám vì triệu chứng gì, dựa vào đâu em cho rằng bệnh không khỏi, kết quả vi trùng học trước đó là gì…

Một số tác nhân kháng thuốc có thể cần phải làm kháng sinh đồ mới điều trị dứt điểm được hoặc có thể còn có bất thường giải phẫu nào khác ở đường niệu, có sỏi niệu kèm theo… nên bệnh của em mới dai dẳng.

Em nên tái khám ở bệnh viện lớn có chuyên khoa Ngoại Niệu, mang theo các kết quả xét nghiệm đã có trước đó để được thay đổi phác đồ em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn độc lực cao gây ra hoặc hệ miễn dịch suy yếu.

Mặc dù đường tiết niệu thường không có vi khuẩn phát triển (ngoại trừ vùng gần niệu đạo và vùng ngoại biên thường chứa vi sinh vật như lactobacilli, staphylococci không gây đông máu, corynebacteria và streptococci tạo nên hàng chắn chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh). Ở phụ nữ, những thay đổi trong môi trường âm đạo liên quan đến estrogen, IgA cổ tử cung và pH âm đạo thấp có thể làm thay đổi khả năng sinh sản của vi khuẩn khác đến từ trực tràng, gây nhiễm trùng tiểu bắt đầu từ vùng ngoại biên niệu đạo.

Bệnh nhân bị viêm niệu đạo có thể được điều trị bằng liệu pháp kép cho viêm do bệnh lậu và không lậu (Chlamydia) vì tỷ lệ đồng nhiễm cao.

Tuy nhiên, từ năm 2007 đến 2012, một số chủng lậu đề kháng kháng sinh cản trở việc điều trị bệnh lậu. Do đó, một số loại thuốc không còn được khuyến cáo dùng để trị lậu.

Trong trường hợp thất bại, bác sĩ cần phải thực hiện nuôi cấy và thử nhạy cảm kháng sinh cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, viêm niệu đạo thường khỏi mà không để lại bất kì biến chứng nào.

Một số thói quen phòng chống viêm niệu đạo khác bao gồm:

- Vệ sinh cá nhân tốt và quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su;
- Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đối với những người bị viêm niệu đạo hoặc đang được điều trị;
- Khám và chữa trị cho bạn tình nếu họ mắc bệnh.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X