Hotline 24/7
08983-08983

Trong miệng nổi hạt đỏ li ti, dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Tự nhiên nay em thấy trong miệng nổi hạt đỏ li ti như hình (chỗ em khoanh ạ). Không đau hay gì hết ạ. Không biết em có bị sao không bác sĩ? Em cám ơn ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào em,

Loét aphthe là một tổn thương thường gặp có dạng vết loét nhỏ (< 1 cm) hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ. Chúng thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng. Khoảng  20% đến 40% dân số sẽ bị loét apthe ít nhất một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát rất nhiều đợt. Không cần đến xét nghiệm hoặc điều trị đặc hiệu nào nếu bệnh không thường xuyên tái phát.

Em nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tránh căng thẳng, bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây để bệnh mau khỏi. Nếu sau 2-3 tuần mà tổn thương vẫn còn thì nên khám bác sĩ Răng Hàm Mặt em nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Tổn thương loét aphthe có nhiều dạng, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong miệng, nhưng không thấy ở mặt trên lưỡi, môi và vòm khẩu cứng. Những vết loét aphthe nhẹ có hình tròn với đường kính nhỏ hơn 10mm. Hầu hết vết loét có đường kính từ 2-3mm, trung tâm màu trắng. Các vết loét này thường gây đau và tự biến mất sau 3-14 ngày, không để lại sẹo. Những vết loét aphthe nặng thường tổn thương sâu hơn và có đường kính trên 1cm trở lên.

Loét aphthe miệng cần phân biệt với loét do herpes hoặc nhiễm nấm, loét do chấn thương. Với vết loét lâu lành có thể là dấu hiệu của một bệnh ác tính. Loét aphthe “dạng herpes” được phân biệt với loét do herpes thật sự là không xuất hiện các mụn nước nhỏ trước khi loét xảy ra.

Tuy không thể chữa khỏi hẳn, nhưng điều trị có thể giúp giảm bớt triệu chứng, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không bị bệnh. Không nên dùng quá 5 ngày vì thuốc có thể tạo điều kiện cho nấm phát triển. Có thể bổ sung folic acid, sắt hoặc vitamin B12. Đối với người bị loét lần đầu, nên đi khám để xác định chẩn đoán, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác có triệu chứng giống loét aphthe. Những bệnh nhân tái phát nhiều lần, cần trao đổi với bác sĩ.

Để phòng tránh loét miệng, bệnh nhân cần tránh chấn thương dù rất nhẹ ở miệng như cẩn thận khi dùng bàn chải đánh răng, khi ăn các loại thức ăn cứng. Nhiều bệnh nhân có thể tái phát loét
aphthe sau khi gặp stress nên cần giảm thiểu gặp stress. Không dùng các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate nếu thường xuyên bị loét aphthe. Khám và điều trị chỉnh hình các bề mặt răng không đều. Bổ sung các chất sắt, folic acid hoặc vitamin B12 nếu bị thiếu.

Muốn phòng tránh bệnh nặng, bệnh nhân cần đi bệnh viện khám bệnh khi thấy các dấu hiệu sau đây: bị viêm loét miệng lần đầu tiên; đau ngày càng nhiều; bệnh nhân có tiêu chảy vì có thể bị mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; có những ổ loét ở vị trí khác ngoài miệng; vết loét kéo dài trên 3 tuần… 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X