Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bị hăm tã, đã được điều trị nhưng vẫn tái hăm, nhờ bác sĩ tư vấn?

Câu hỏi

Nếu trẻ bị hăm tã, đã được điều trị rồi nhưng vẫn bị tái hăm nhiều lần, bác sĩ có lời khuyên gì trong trường hợp này ạ?

Trả lời
Trẻ bị hăm tã tái đi tái lại nhiều lần. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào bạn Vân,
Tình trạng hăm tã tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ còi cọc, sụt cân, chậm phát triển, ăn không ngon miệng, đi lại và vận động khó khăn hơn nên cần phải thường xuyên thay tã khoảng 2 - 4 giờ /lần cho bé dù tã chưa bẩn hay ướt.

Khi vệ sinh da nên dùng nước ấm, lau nhẹ nhàng, sau đó lau khô da mới mặc tã mới.

Không sử dụng xà phòng thơm, khăn ướt có mùi thơm chứa hóa chất gây kích ứng da bé.

Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị kích thích.

Không tự ý sử dụng các loại kem trị hăm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu phát hiện bé bị sốt, vùng da bị hăm ngày càng tấy đỏ, sưng, phồng, nổi mụn, lở loét, mưng mủ, bé bỏ bú sữa hoặc bị nôn, tiêu chảy thì rất có thể bé đang bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng da. Trong trường hợp này mẹ cần lập tức đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị.
Thân.
Mời tham khảo thêm:

Việc mặc tã cho trẻ mà không thay thường xuyên là nguyên nhân chính khiến nước tiểu, phân dính vào da bé trong một khoảng thời gian vài tiếng cũng đã khiến da bé bị kích ứng và dễ dàng bị hăm da, nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể bị nứt da và sưng đỏ ở vùng bẹn, mông, bộ phận sinh dục.

Bên cạnh đó là việc vệ sinh không sạch sẽ cho bé hằng ngày ở các vùng nếp gấp như cổ tay, cánh tay, bẹn, cổ, đặc biệt là những bé bụ bẫm cũng gây hiện tượng hăm đỏ, thậm chí nứt da.

Nguyên nhân thứ 2 gây
hăm tã tái đi tái lại nhiều lần là do mẹ mặc tã quá chật khiến da bị bí, không thoát ẩm được ra ngoài khiến nước tiểu, mồ hôi thấm ngược vào da bé.

Nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả thì hiện tượng này sẽ ngày càng nặng hơn, khiến bé đau rát, khó chịu. Bởi vậy, việc chăm sóc cơ thể bé phải cẩn thận và thường xuyên 2 tiếng /lần đối với vùng đóng tã và 1 ngày/lần đối với các vùng nếp gấp, có thể thoa kem chống hăm sau khi vệ sinh xong để chống tái phát hăm da.

Nếu bé có tình trạng nặng như: có mủi, viêm da, lở loét thì nên đưa bé tới bác sĩ để được điều trị bằng thuốc và có những lời khuyên tốt nhất.

Đặc biệt, để hăm da không còn là nỗi ám ảnh của bé và nỗi lo của mẹ, các bạn nên “bỏ túi” một số kinh nghiệm ngăn hăm da tái phát dưới đây:

+ Thay tã, bỉm 2 – 4 tiếng/lần cho bé dù mặt chưa bẩn hay ướt

+ Khi vệ sinh da nên dùng nước ấm, lau nhẹ nhàng, sau đó lau khô da mới mặc tã mới.

+ Không sử dụng xà phòng thơm, khăn ướt có mùi thơm chứa hóa chất gây kích ứng da

+ Một ngày nên để cho bé “nude” ít nhất vài tiếng

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X