-
Trẻ 5 tuổi nổi hạch khắp người, liệu lớn lên có tự xẹp?
Câu hỏi
Thưa BS, Con trai em được 5 tuổi, bé bị nổi hạch ở cổ bên trái 2 cục từ lúc sinh ra tới bây giờ. Lúc gần 3 tuổi có đi khám ở BV Ung Bướu thì BS nói không sao tới 18 tuổi tự xẹp, mà khám không xét nghiệm hay siêu âm gì hết chỉ rờ vào rồi nói và cho thuốc uống thôi. Nay em thấy bé nổi thêm 1 cục nữa là 3 cục, rồi nổi thêm ở 2 bên háng mỗi bên 1 cục nhỏ nữa, 1cục bên hông lỗ tai. Như vậy bé có sao không ạ? Bé nhà em nặng có 14kg hà, ốm lắm BS ơi. Mong BS tư vấn giùm em với ạ. (Dang Ngoc Lua - ngocluad…@gmail.com)
Trả lời
Theo mô tả thì bé nhà em có các hạch nổi như vậy gọi là hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết bình thường có kích thước nhỏ từ vài milimet đến khoảng 2 cm, thường không đau, không nhạy cảm khi sờ. Chức năng của hạch này là sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi trùng, vi sinh, vi rút...
Hạch sưng cũng có thể do bị viêm mà nguyên nhân hạch viêm do siêu vi trùng gây ra, cũng có thể do vi trùng lao. Một số trường hợp trẻ có viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, các hạch vùng quanh tai, dưới cằm và u quanh cổ cũng to ra và hơi đau, nhưng sau khi điều trị các bệnh lý trên, hạch sẽ nhỏ lại, hết đau.
Bước vào tuổi lên 5, tuy rằng sự phát triển của trẻ có chậm hơn so với khi mới sinh hay ở độ tuổi 3-4, nhưng các bé vẫn cần một chế độ dinh dưỡng cao. Dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này không những phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất, về lượng mà còn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ nữa. Vì vậy, việc quan tâm đến sở thích, tập cho bé những sở thích ăn uống tốt ở tuổi này rất quan trọng nếu không bé sẽ bị suy dinh dưỡng.
Trẻ 5 tuổi cần ăn 5 - 6 bữa/ngày. Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu cháo hoặc cơm, nuôi, phở… thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho bé ăn thêm hoa quả chín để cung cấp thêm sức đề kháng.
Nên cho 1 ít dầu mỡ chế biến thức ăn như cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng cường chất béo trong bữa ăn của trẻ. Cho bé ăn thêm hoa quả chín. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính.
Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ là:
- Gạo, khoai tây.
- Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
- Sữa giàu năng lượng.
- Dầu, mỡ.
- Các loại rau xanh và quả chín.
- Uống nhiều nước.
Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung các chất sắt để chống chứng thiếu máu ở trẻ em như bí đỏ, gan động vật, thịt bò, hải sản,…; bổ sung kẽm và selen kích thích hấp thu thức ăn và tăng cường sức đề kháng. Các loại thực phẩm giàu kẽm và selen gồm hải sản. các loại đậu, củ cải trắng, lòng đỏ trứng gà,…
Một số vitamin và khoáng chất mẹ cần cung cấp thường xuyên cho bé ở độ tuổi này là:
- Chất sắt:
Sắt là một loại khoáng chất giúp bảo vệ tế bào hồng cầu, máu huyết lưu thông, mang ôxy đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động một cách mạnh mẽ nhất. Thiếu máu do thiếu sắt là nguy cơ hàng đầu làm trẻ mau mệt, hay buồn ngủ. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như huyết, gan, thịt, cá, tôm, tép, ngũ cốc, đậu các loại... và thức ăn thực vật như đậu đỗ, rau lá xanh...
Vitamin C trong rau xanh và trái cây giúp hấp thu tốt sắt trong thức ăn. Do đó, bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho bé, bạn còn cần cung cấp thêm lượng vitamin C, giúp cơ thể bé hấp thu sắt tốt nhất.
- Canxi:
Xương và răng của trẻ luôn từ 4-5 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, cần chất dinh dưỡng nên buộc phải có canxi để bổ sung. Nguồn cung cấp canxi là sản phẩm từ sữa, bơ, yaourt, nước cam, rau xanh, sản phẩm đậu nành. Bạn hãy cho bé uống khoảng 500-600ml sữa mỗi ngày để cung cấp đủ lượng Canxi cho bé. Bạn cũng có thể cho bé ăn tôm tép nhỏ, các loại cá nhỏ ăn được cả xương vì chúng rất có ích cho bé ở tuổi này.
- Vitamin A:
Vitamin A giúp tăng cường thị lực cho bé, để bé có thể thích ứng được với môi trường ngoài nắng và cả trong bóng tối. Ngoài ra, vitamin A còn có chức năng tăng cường các tế bào miễn nhiễm chống vi khuẩn xâm nhập.
- Vitamin C:
Vitamin C có tác dụng chống được sự oxy hóa và tăng cường sức khỏe cho các mô, mạch máu. Hơn nữa, chất này còn tăng khả năng miễn dịch, chống lại các căn bệnh thường gặp như cảm, cúm. Dễ dàng tìm thấy vitamin C ở các loại trái cây có vị chua như xoài, cam, chanh, dâu, quýt... Bạn có thể pha cho bé 1 cốc nước cam sau khi bé vừa tập thể dục hoặc vui chơi đùa nghịch cùng bạn bè. Vì khi đó lượng mồ hôi đã bị thoát ra ngoài nhiều, bé sẽ khát nước, nên cần bổ sung lượng nước thích hợp.
- Folate:
Đây là một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Nguồn cung cấp: ngũ cốc, rau xanh và đậu các loại. Bữa ăn sáng với bột ngũ cốc là một con đường tốt để tăng cường folate.
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình