Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc điều trị bệnh tim có gây dị tật thai nhi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị tim bẩm sinh, đang sử dụng thuốc Atasart, Bisoprolol và Losartan. Do không biết có thai nên em vẫn uống thuốc đến lúc phát hiện có thai là 4 tuần, khi phát hiện là em ngừng thuốc ngay. Mong bác sĩ tư vấn giúp là em uống thuốc như vậy có gây hại và làm dị tật thai nhi không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
uống thuốc điều trị bệnh tim khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống thuốc điều trị bệnh tim khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Hồng Mơ,

Bị bệnh tim bẩm sinh thì không nên tự ý ngưng thuốc. Bạn cần bác sĩ chuyên khoa tim mạch đang theo dõi cho bạn để được sử dụng những thuốc không ảnh hưởng đến dị tật thai nhi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh phức tạp có tím mà chưa được sửa chữa hoặc đã có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.

Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ. Bố hoặc mẹ có bệnh tim bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao hơn những gia đình khác. Những trường hợp này cần chuyển bác sĩ tim mạch để làm siêu âm tim cho thai nhi giúp kiểm tra đứa trẻ có tổn thương bẩm sinh nào không. Thường thì siêu âm tim cho thai được làm vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ sản khoa theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.

Phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Nếu bạn có sẵn bệnh lý tim mạch, đặc biệt giống như những bệnh dưới đây thì cần hết sức thận trọng và có sự phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc: Tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu. Tiền sử được chẩn đoán bệnh lý tim mạch gồm bệnh động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, có tiếng thổi ở tim, bệnh cơ tim, suy tim, hội chứng Marfan, thấp tim. Tiền sử có biến cố tim mạch (như đột quỵ hay tai biến mạch não thoáng qua). Giảm khả năng gắng sức. Hẹp khít van hai lá, van động mạch chủ hoặc đường ra động mạch chủ, xác định trên siêu âm tim. Phân số tống máu (phản ánh lượng máu được bơm khỏi tim trái trong mỗi nhát bóp của tim) thất trái dưới 40% (bình thường là 50-70%). Nó đánh giá chức năng bơm máu của tim còn tốt hay không.

Thầy thuốc chuyên khoa tim mạch sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, khám lâm sàng và yêu cầu bạn làm một số thăm dò cận lâm sàng cần thiết để đánh giá chức năng tim cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ tim mạch sẽ cho bạn biết mang thai có an toàn hay không, có những nguy cơ gì tiềm ẩn trong quá trình mang thai, gồm cả nguy cơ cho thai nhi và cho sức khỏe lâu dài của bạn và em bé. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về các thuốc cần dùng trước khi bạn mang thai.

Cần phải thông báo với bác sĩ mọi thuốc bạn đang sử dụng (gồm cả thuốc tim mạch lẫn những thuốc không được kê đơn mà bạn vẫn dùng hàng ngày). Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết hoặc kê thuốc khác an toàn hơn.


BS.CK1 Quách Văn
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quốc tế City


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X