Hotline 24/7
08983-08983

Thỉnh thoảng tim đập chậm làm em khó thở, mệt mỏi?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Lâu lâu tim em đột nhiên đập chậm lại khiến em cảm thấy khó thở và mệt mỏi. Như vậy có sao không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Hải Mi thân mến,

Tự nhiên em thấy tim mình đập chậm lại khiến em khó thở và mệt mỏi là có biểu hiện rối loạn nhịp chậm ở tim. Nhịp tim chậm có thể là Nhịp chậm xoang; Bloc xoang nhĩ và ngưng xoang; Bloc nhĩ thất, suy nút xoang…

Em cần khám chuyên khoa Tim mạch để BS khảo sát rối loạn nhịp này cho em, nếu trong cơn thì dễ phát hiện hơn, nhưng nếu ngoài cơn thì BS cũng có cách điều tra ra (siêu âm tim, Holter ECG…).

Em nên đến khám tại các BV có chuyên khoa Nhịp tim học như BV Tim Tâm Đức (TPHCM), Viện Tim (TPHCM), Chợ Rẫy, Bệnh viện 115...

Trân trọng.

Mời tham khảo thểm:



Nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút (nhịp/phút) ở người lớn. Ở người lớn, tim thường đập từ 60 đến 100 lần một phút khi nghỉ ngơi. Nhịp tim chậm có thể là tình trạng sức khỏe bình thường và khỏe mạnh, chẳng hạn như:

- Người lớn hoạt động thể lực thường có nhịp tim lúc nghỉ ngơi chậm hơn 60 nhịp/phút nhưng không có vấn đề gì cả;
- Nhịp tim có thể giảm xuống dưới 60 nhịp/phút trong giấc ngủ sâu;
- Người cao tuổi dễ gặp vấn đề với nhịp tim chậm.

Các triệu chứng thường gặp của nhịp tim chậm bao gồm:

- Sắp ngất hoặc ngất xỉu (ngất);
- Chóng mặt;
- Yếu ớt;
- Mệt mỏi;
- Khó thở;
- Đau ngực;
- Lú lẫn hoặc các vấn đề về trí nhớ;
- Dễ bị mệt mỏi trong hoạt động thể lực.

Việc điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào loại vấn đề điện động trên điện tâm đồ, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân làm nhịp tim chậm, bao gồm:

- Điều trị các rối loạn tiềm ẩn: nếu một bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như suy giáp hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ, gây chậm nhịp tim, việc điều trị các rối loạn này có thể làm nhịp tim chậm;

- Thay đổi thuốc: một số loại thuốc, bao gồm thuốc dùng để điều trị bệnh tim khác, có thể gây nhịp tim chậm. Bác sĩ sẽ kiểm tra những loại thuốc bạn đang dùng và có thể đề nghị phương pháp điều trị thay thế. Việc thay đổi loại thuốc hoặc giảm liều lượng có thể làm hết nhịp tim chậm;

- Máy tạo nhịp tim: là thiết bị hoạt động bằng pin được cấy dưới xương đòn. Bác sĩ sẽ luồn dây điện của thiết bị này qua tĩnh mạch và vào tim. Điện cực ở cuối sợi dây được gắn vào mô tim. Thiết bị này giúp theo dõi nhịp tim và tạo ra các xung điện khi cần thiết để duy trì nhịp tim thích hợp. Hầu hết các máy tạo nhịp tim cũng có thể chụp và ghi lại thông tin để bác sĩ tim mạch có thể sử dụng nhằm theo dõi tim. Bạn phải tái khám thường xuyên theo lịch để kiểm tra tim và đảm bảo máy tạo nhịp tim hoạt động đúng chức năng.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, cá và thực phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo;
- Vận động thể lực thường xuyên, nếu có thể bạn nên tập tất cả các ngày trong tuần. Bác sĩ có thể cho biết cường độ tập luyện nào là an toàn cho bạn;
- Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh;
- Bỏ thuốc lá;
- Kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như huyết áp cao và cholesterol cao.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X