Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Sự khác biệt nhóm máu AB và O ảnh hưởng đến sinh sản?
Câu hỏi
Chồng nhóm máu AB (Rh+) vợ nhóm máu O (Rh+) có ảnh hưởng gì tới việc sinh con không ạ?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Tai biến bất đồng nhóm máu thường xảy ra khi người chồng có nhóm máu Rh+ còn vợ Rh-. Sự khác biệt về nhóm máu AB và O không ảnh hưởng tới thai kỳ vì kháng thể này không qua được nhau thai. Do đó, vợ chồng bạn có thể yên tâm.
Thân mến!
Mời tham khảo thêm:
>> Vợ nhóm máu O Rh+, chồng O Rh- sinh con có mang nhóm máu Rh-?
>> Vợ mang đồng hợp tử trội Rh+ thì con sinh ra mang nhóm máu Rh+?
Nhóm máu của mỗi người khác nhau vì các protein đặc hiệu cho nhóm máu trên bề mặt tế bào hồng cầu là khác nhau. Có 4 nhóm máu: A, B, AB và O.
Mỗi một nhóm máu trên còn được phân loại tiếp dựa vào sự hiện diện của những protein khác trên bề mặt hồng cầu, trong đó có yếu tố Rh. Nếu bạn có protein đặc hiệu này thì bạn là nhóm Rh(+), nếu không có là Rh(-).
Hầu hết mọi người (85%) là Rh(+). Tuy nhiên, nếu phụ nữ có Rh(-) kết hôn với đàn ông có Rh(+) thì con của họ có thể gặp vấn đề về sức khỏe. Đó là vì 50% thai nhi trong trường hợp này có nhóm máu Rh(+) di truyền từ bố và sẽ phát triển trong cơ thể mẹ Rh(-).
Nếu không có những bất thường khác, sự bất đồng yếu tố Rh này thường không gây ra vấn đề gì nếu người mẹ mang thai lần đầu. Máu của thai nhi không bị trộn lẫn với máu của mẹ trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, khi chuyển dạ, máu của mẹ và máu của thai nhi có thể hòa lẫn vào nhau. Khi đó cơ thể người mẹ lần đầu tiên gặp yếu tố Rh từ thai nhi, xem nó là "vật lạ" (kháng nguyên) và bắt đầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh.
Người mẹ Rh(-) còn có thể tiếp xúc với yếu tố Rh và bị kích thích tạo ra kháng thể Rh nếu được truyền máu nhóm Rh(+), bị sẩy thai hoặc có thai ngoài tử cung.
Kháng thể Rh trong máu của mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi ở lần mang thai thứ 2 hoặc sau đó. Nếu thai nhi kế tiếp vẫn có nhóm máu Rh(+), những kháng thể Rh của mẹ sẽ nhận ra protein (kháng nguyên) Rh trên bề mặt tế bào máu thai nhi và tấn công chúng. Điều này có thể làm tế bào hồng cầu của thai nhi bị phồng to và vỡ. Khi số tế bào hồng cầu giảm xuống quá mức, thai nhi sẽ gặp nguy hiểm. Tình trạng này gọi là bệnh tán huyết (tiêu máu) do bất đồng nhóm máu Rh ở trẻ sơ sinh.
Mỗi một nhóm máu trên còn được phân loại tiếp dựa vào sự hiện diện của những protein khác trên bề mặt hồng cầu, trong đó có yếu tố Rh. Nếu bạn có protein đặc hiệu này thì bạn là nhóm Rh(+), nếu không có là Rh(-).
Hầu hết mọi người (85%) là Rh(+). Tuy nhiên, nếu phụ nữ có Rh(-) kết hôn với đàn ông có Rh(+) thì con của họ có thể gặp vấn đề về sức khỏe. Đó là vì 50% thai nhi trong trường hợp này có nhóm máu Rh(+) di truyền từ bố và sẽ phát triển trong cơ thể mẹ Rh(-).
Nếu không có những bất thường khác, sự bất đồng yếu tố Rh này thường không gây ra vấn đề gì nếu người mẹ mang thai lần đầu. Máu của thai nhi không bị trộn lẫn với máu của mẹ trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, khi chuyển dạ, máu của mẹ và máu của thai nhi có thể hòa lẫn vào nhau. Khi đó cơ thể người mẹ lần đầu tiên gặp yếu tố Rh từ thai nhi, xem nó là "vật lạ" (kháng nguyên) và bắt đầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh.
Người mẹ Rh(-) còn có thể tiếp xúc với yếu tố Rh và bị kích thích tạo ra kháng thể Rh nếu được truyền máu nhóm Rh(+), bị sẩy thai hoặc có thai ngoài tử cung.
Kháng thể Rh trong máu của mẹ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi ở lần mang thai thứ 2 hoặc sau đó. Nếu thai nhi kế tiếp vẫn có nhóm máu Rh(+), những kháng thể Rh của mẹ sẽ nhận ra protein (kháng nguyên) Rh trên bề mặt tế bào máu thai nhi và tấn công chúng. Điều này có thể làm tế bào hồng cầu của thai nhi bị phồng to và vỡ. Khi số tế bào hồng cầu giảm xuống quá mức, thai nhi sẽ gặp nguy hiểm. Tình trạng này gọi là bệnh tán huyết (tiêu máu) do bất đồng nhóm máu Rh ở trẻ sơ sinh.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình