Hotline 24/7
08983-08983

SARS-CoV-2 lây qua không khí, cần lưu ý gì?

Câu hỏi

Mới đây, CDC Mỹ nhấn mạnh đến việc phải chú ý nhiều hơn đến khả năng virus SARS-CoV-2 lây lan qua không khí, điều này có ý nghĩa gì với công tác phòng chống dịch ở nước ta không, thưa BS?

Trả lời

GS.TS Nguyễn Văn Kính

GS.TS Nguyễn Văn Kính

Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

SARS-CoV-2 lây qua không khí, cần lưu ý gì?COVID-19 là một căn bệnh lây lan mạnh nhất cho cán bộ y tế

Chào bạn,

Dù là trong một môi trường chật hẹp dù rằng chúng ta đang thực hiện nghiêm túc việc giãn cách thì vẫn phải đeo khẩu trang, vận dụng điều này trong từng gia đình, trong từng khu cách ly. Đặc biệt trong các cơ sở y tế phải 100% đeo khẩu trang bất cứ lúc nào. Từng loại khẩu trang đều có những ý nghĩa khác nhau.

- Nếu đi ra đường, chúng ta có thể đeo khẩu trang vải. Hiện nay có những loại khẩu trang vải 2 lớp, 3 lớp thậm chí có cả những chất sát khuẩn rất tốt vừa ngăn chặn bụi vừa ngăn chặn sự xâm nhập của virus.

- Nếu vào môi trường bệnh viện - đây là một môi trường rất quan trọng nên buộc bạn phải đeo khẩu trang y tế.

- Nếu đến khu điều trị và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì cần nhớ nguyên tắc thực hiện tốt việc dùng các phương tiện phòng vệ cá nhân: khẩu trang, kính đeo mắt, mạng che mặt, bộ quần áo, giày, găng tay; tất cả đều phải cẩn thận sử dụng đúng quy định. Tuy nhiên riêng với khẩu trang bạn phải đeo loại N95 trở lên thì mới ngăn chặn được. Thậm chí ngay cả khẩu trang N95 cũng chỉ ngăn được 95%. Như vậy nếu chúng ta tiếp xúc rất lâu với người bệnh thì nguy cơ bị lây nhiễm vẫn tăng.

Do đó, có thể nói COVID-19 là một căn bệnh lây lan mạnh nhất cho cán bộ y tế, tỷ lệ lên đến 35%. Theo thống kê người ta nhận thấy trong tổng số những người nhiễm SARS-CoV-2 trên thế giới thì có 10% là cán bộ y tế; bệnh diễn biến cũng rất nặng và cuối cùng là dẫn đến tử vong.

Điều vô cùng quan trọng mà tôi muốn nhắn nhủ đến cán bộ y tế và nhân viên y tế: bạn chính là nhóm người ưu tiên số 1 trong việc phòng vệ, bởi bạn cần phải có sức khỏe tốt thì mới có thể giúp đỡ và chữa cho người khác. Hãy thực hiện việc bảo hộ một cách “vô cùng nghiêm ngặt” các quy trình về chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện, quy trình bảo hộ, bảo vệ cá nhân.

Hiện nay ở một số nước đã sử dụng robot thay cho con người để làm những việc như: mang cơm, nước, thuốc men cho bệnh nhân; dùng robot để giúp trao đổi giữa những bệnh nhân trong phòng cách ly với thầy thuốc (với những bệnh nhân còn đi lại được). Còn riêng với những bệnh nhân trong phòng ICU thì thầy thuốc buộc phải bên cạnh bệnh nhân để theo dõi.

Chúng ta có thể chia ca, kíp để làm việc, sau đó những người tiếp xúc vẫn phải cách ly, nghỉ ngơi rồi lại xuống phòng bệnh để tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Bản thân người thầy thuốc vô cùng vất vả, căng mình để nhận nhiệm vụ, thậm chí sau những ca làm việc tâm tư bác sĩ trĩu nặng, thậm chí không thể ngủ được. Nhất là các anh em bác sĩ ở tuyến đầu, những ngươi trực tiếp chăm sóc cho người bệnh.

Bên cạnh những lực bởi chăm sóc bệnh nhân thì còn đó nỗi nhớ nhà vì một tháng mới được gặp gia đình và sự cô đơn… Đó là lý do vì sao cán bộ y tế trong tuyến đầu chống dịch rất dễ bị rối loạn tâm lý.

Hơn thế nữa là sự e ngại, kỳ thị, tâm lý sợ lây của hàng xóm láng giềng. Tôi mong mỗi người dân cần hiểu rõ hơn để cảm thông, chia sẻ, có như vậy thì những cán bộ y tế mới yên tâm xử lý công việc. Mọi người cùng đồng lòng, xã hội cùng chung tay để có thể ngăn chặn được dịch tốt nhất, sớm nhất.

Trích từ GLTT của AloBacsi: Ứng phó thế nào với đại dịch COVID-19 có nhiều nguồn lây, ổ dịch khác nhau?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X