Hotline 24/7
08983-08983

Rạn vỡ xương má, khạc ra máu sau tai nạn có nguy hiểm?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi là nam giới, năm nay 38 tuổi. Tuần trước, tôi bị té xe đập má trái xuống đường. Hiện nay mặt tôi đã bớt sưng, tuy vậy mắt trái còn bầm tím. Khi té xe, tôi bị chảy máu miệng và mũi. Sau đó tôi đi chụp Xquang thì BS nói không sao, chỉ chấn thương phần mềm. Tuy vậy, hiện nay sau khi khịt mạnh vào, khạc trở ra thì tôi thấy có máu theo đường mũi xuống (nếu khịt vào hừng sáng, thì máu đặc; nếu khịt vào ban ngày thì có khi máu đặc, có khi máu tươi, rất ít). Tôi vào BV chụp CT scanner đầu, BS nói không chấn thương đầu. Sau đó BS kêu tôi khám Tai mũi họng, BS ở TMH kết luận không sao. Sau đó tôi đến khám ở Khoa Răng Hàm Mặt, BS chỉ định chụp XQuang mặt, kết luận tôi bị rạn vỡ xương má, và cho thuốc uống như sau: Cefuroxim 500mg; Alpha Chymotrypsin 4,2mg; Paracetamol 500mg. Hẹn tái khám sau 1 tuần. Tôi xin hỏi, bệnh tôi vậy có nặng không thưa BS? Liệu tôi có cần mổ xẻ gì không? (Hiện tôi tỉnh táo, ăn uống, nhai bình thường, chỉ mỗi việc khịt ra máu đường mũi như đã kể trên). Và liệu tôi uống thuốc theo toa như BS đã cho thì bao lâu hết khịt ra máu ạ? Tôi có cần uống thêm thuốc gì không ạ? Tôi hiện đang uống thuốc hàng ngày để trị cao huyết áp và thiếu máu cơ tim cục bộ theo chỉ định của Viện Tim TPHCM. (Lê Chánh Tâm - Trà Vinh)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào anh,

Các chấn thương vỡ khối xương mặt, đường vỡ được phân theo 3 tầng: Tầng trên chủ yếu liên quan tới mắt. Tầng giữa chủ yếu mũi, xoang. Tầng dưới chủ yếu liên quan tới răng hàm mặt. Các trường hợp thủng rộng, vỡ xương sẽ có chỉ định phẫu thuật lấy bỏ dị vật, mảnh xương vỡ, làm lỗ dẫn lưu mũi xoang và cố định thành mũi xoang.

Trường hợp của anh đã khám bệnh nhiều nơi nhưng khó phát hiện bệnh có lẽ do lỗ thủng nhỏ. Vấn đề chủ yếu là rạn xương, thông thường chỉ cần nhỏ mũi bằng nước muối thường xuyên, cho kháng sinh theo dõi, vết thương có thể tự lành.

Các thuốc bác sĩ Răng Hàm Mặt kê toa không làm ảnh hưởng đến tình trạng tim mạch do đó anh không cần quá lo lắng. Bổ sung thêm canci trong chế độ ăn hoặc bằng viên uống bổ sung có thể giúp vết rạn xương mau lành hơn. Vết trầy xước niêm mạc sẽ hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày nếu tuân thủ điều trị tốt, hạn chế va chạm. Nếu dai dẳng anh nên tham vấn thêm ý kiến bác sĩ tim mạch về vấn đề ngưng các thuốc kháng kết tập tiểu cầu có trong toa điều trị hằng ngày.

Thân mến!

AloBacsi.com
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X