Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp test nhanh giang mai có cho kết quả chính xác?

Câu hỏi

Em muốn hỏi là bệnh giang mai với thời gian xét nghiệm và phương pháp xét nghiệm là test nhanh giang mai có chính xác không ạ?

Trả lời
Em xin chào BS ạ,

Cách đây đúng 9 tháng em có quan hệ tình dục không an toàn với 1 cô gái mại dâm. Em đã xét nghiệm hết tất các bệnh lây qua đường tình dục và đều âm tính. Chỉ có giang mai em xét nhiệm sau khi quan hệ không an toàn là 8 tháng 26 ngày ở Viện Da liễu Trung ương với phương pháp test nhanh giang mai.

Em muốn hỏi là bệnh giang mai với thời gian xét nghiệm và phương pháp xét nghiệm như vậy có chính xác không ạ bởi vì em thấy em bị nổi hạch ở bẹn nên em hơi lo. Em cảm ơn BS ạ.

(Tùng - tuanti...@gmail.com)

Test nhanh giang mai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Test nhanh giang mai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nổi hạch ở bẹn có nhiều nguyên nhân, bên cạnh giang mai còn có thể do nhiễm các loại vi khuẩn thông thường khác. Xét nghiệm test nhanh giang mai dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch để định tính kháng thể kháng xoắn khuẩn Giang mai có trong huyết tương.

Xét nghiệm này có khả năng phát hiện ra bệnh cao nhưng nhược điểm là không thể cho kết quả chính xác nếu mới nhiễm hoặc có thể âm tính giả trên một số cơ địa đặc biệt. Với thời điểm 8 tháng 26 ngày mà xét nghiệm âm tính thì gần như có thể chắc chắn là em không nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, bất kỳ xét nghiệm nào cũng có độ sai sót (rất nhỏ), nếu vẫn lo lắng em có thể yêu cầu BS Da liễu kiểm tra lần nữa hoặc tìm thêm nguyên nhân khác gây nổi hạch bẹn em nhé!

Thân mến.


Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan sinh dục, và hệ thần kinh. Nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai sẽ được chữa dễ dàng và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.

Bệnh có thể lây nhiễm ở mọi người. Bệnh giang mai ở nam giới ngày càng nhiều trong khi tỷ lệ phụ nữ bị giang mai đã có phần giảm từ năm 2010. Những bệnh nhân nam mắc bệnh này thường do quan hệ đồng tính.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh giang mai của mình nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

- Không ngưng uống thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng dù bạn có cảm thấy khỏe hơn cho đến khi bác sĩ cho phép;
- Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai. Lây nhiễm bệnh giang mai cho thai nhi là rất nguy hiểm;
- Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt với penicillin;
- Rửa tay thường xuyên để tránh lây truyền bệnh;
- Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su;
- Báo cho bạn tình biết về việc điều trị giang mai của bạn để họ đi kiểm tra;
- Tránh quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa trị hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép;
- Kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục khác.


BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X