Phòng tránh lây bệnh từ bể bơi công cộng cho trẻ
Câu hỏi
Trẻ có thể lây một số bệnh từ hồ bơi công cộng, đó là những bệnh gì, làm sao để phòng tránh ạ?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Khi trẻ bơi lội có thể lây một số bệnh từ hồ bơi công cộng như: các bệnh về Tai - Mũi - Họng (viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng…) bệnh ngoài da (dị ứng, viêm da cơ địa, ghẻ ngứa…), bệnh đường hô gấp (viêm phế quản, viêm phổi…), bệnh về đường tiêu hóa nhất là tiêu chảy,…
Để phòng tránh bệnh nên cho trẻ tắm nơi hồ tắm sạch sẽ, tráng gió lùa, an toàn, vệ sinh, ít người.
Chỉ nên cho trẻ ngâm mình dưới nước từ 15 - 45 phút, không nên bơi khi nhiệt độ ngoài trời quá cao dễ bị sốc nhiệt. Ngoài ra, nên khoa kem chống nắng để tránh tình trạng cháy da, bỏng nắng và không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói khi xuống hồ bơi.
Cho trẻ vận động 10-15 phút trước khi xuống nước, đeo kính và mũ bơi để hạn chế vi khuẩn lây nhiễm. Sau khi bơi nên tắm rửa lại bằng nước sạch, rửa mắt, mũi, tai bằng nước muối sinh lý. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, cần đưa đi khám bác sĩ để có chẩn đoán, hướng xử trí kịp thời.
Mời tham khảo thêm:
Bơi lội là một trong những hình thức tập thể dục rất tốt. Tuy nhiên, ẩn chứa sau đó là những nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, kích ứng mắt và cả đường tiêu hóa... từ các bể bơi công cộng.
Bệnh ngoài da
Nếu bể bơi có quá nhiều người hoặc không thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khử khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Nồng độ vi khuẩn vượt trên mức cho phép dễ gây ra các phản ứng viêm nang lông, viêm lỗ chân lông. Biểu hiện các bệnh ngoài da bạn có thể nhận thấy ngay như mẩn đỏ, ngứa, sần sùi hoặc da xuất hiện các nốt mụn nước.
Kích ứng mắt
Nếu bạn bơi công cộng thường xuyên và bạn bị kích thích và đỏ mắt, nó có thể là do clo và các chất khử trùng hóa chất khác được sử dụng trong các hồ bơi. Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của mắt. Ngoài ra, bụi bẩn và mồ hôi của người khác trong hồ bơi cũng có thể làm mắt bị dị ứng.
Nhiễm trùng tai
Có một loạt các loại vi khuẩn phát triển trong hồ bơi, đặc biệt là trong các hồ bơi công cộng không hợp vệ sinh. Một số loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào tai bạn trong khi bơi và gây nhiễm trùng, viêm và ngứa. Vì vậy, bạn nên dùng nút tai trong khi bơi ở hồ bơi công cộng.
Bệnh về đường tiêu hoá
Mặc dù nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa không cao bằng các loại bệnh khác nhưng điều đấy không có nghĩa hệ tiêu hóa sẽ an toàn nếu thường xuyên "uống" nước bể bơi trong một thời gian dài. Chúng có thể gây ra tình trạng đau bụng nhẹ, rối loạn chuyển hóa, lâu dài là viêm dạ dày, tiêu chảy, thậm chí viêm ruột – đều là những căn bệnh ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe.
Bệnh vùng kín
Nấm phụ khoa hay các căn bệnh lây lan qua đường sinh dục khác, đặc biệt là bệnh lậu có thể phát sinh do nguồn nước không đảm bảo hoặc có người mắc bệnh trong hồ bơi. Các căn bệnh vùng kín không chỉ gây ra những khó chịu tức thời mà về lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bệnh não mô cầu
Căn bệnh nguy hiểm nhất mà chúng ta phải nhắc đến đó là bệnh não mô cầu (hay còn được gọi là màng não cầu), vi khuẩn của căn bệnh não mô cầu có trong nước hồ bơi. Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng một khi đã xâm nhập vào cơ thể nó sẽ lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh khác nhau: viêm họng, nhiễm huyết trùng, viêm màng não. Người nhiễm bệnh viêm màng não nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ gây tử vong.
|