Hotline 24/7
08983-08983

Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ cần lưu ý những vấn đề gì?

Câu hỏi

Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, gia đình và nhà trường cần chú ý những vấn đề gì, thưa bác sĩ?

Trả lời
Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn,
Đa số tác nhân khiến trẻ bị tiêu chảy thường theo đường ăn uống nên biện pháp phòng bệnh cơ bản nhất là nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất sáu tháng đầu đời, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, an toàn, dùng nguồn nước sạch sinh hoạt như ăn chín uống sôi, vệ sinh khi nấu ăn hoặc cho trẻ uống nước. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng và uống phòng tiêu chảy Rota.

Đối với gia đình, phụ huynh cần cho trẻ ăn chín, uống sôi (trẻ đã ăn được và đã đi học); không nên cho trẻ ăn vặt, ăn quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh.

Đối với nhà trường, để phòng tránh bệnh tiêu chảy cho học sinh, nhà trường nên vệ sinh phòng học và xung quanh trường sạch sẽ, hướng dẫn trẻ không vứt rác bừa bãi.

Nếu có trường hợp học sinh bị tiêu chảy, giáo viên nên thông báo với phụ huynh và cho trẻ bị tiêu chảy ở nhà điều trị. Nhà trường cũng cần chú ý khu vực bếp nấu ăn, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nhân viên nấu ăn ở trường cần  khám sức khỏe theo định kỳ, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nấu ăn và nhớ đeo găng tay trong quá trình chế biến. Thức ăn cần được nấu chín kỹ, sạch và đảm bảo yêu cầu vệ sinh, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

 

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Những lưu ý bố mẹ cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy

Nếu trẻ sốt từ 38.3°C - 38.5°C trở lên (không có tiền sử co giật do sốt), bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen - nên xem kỹ thành phần biệt dược dưới tên thuốc: 10 - 15mg/kg/lần, tối đa 4 lần một ngày.

Không nên sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Vì việc cho trẻ uống điện giải có thể làm trẻ giảm uống sữa mẹ/sữa công thức và làm trẻ mệt mỏi hơn.

Đối với những trẻ lớn hơn, có thể sử dụng dung dịch điện giải thoải mái hơn. Không nên cho trẻ uống nước trái cây nguyên chất vì sẽ làm cho tiêu chảy của trẻ nặng hơn, vì nước trái cây chứa nhiều đường. Nếu bạn vẫn muốn cho trẻ uống pha loãng phần nước chín với một phần nước trái cây.

Các loại nước ngọt, cũng như các loại nước "điện giải" được bán ngoài thị trường, cũng là một lựa chọn xấu, vì sẽ làm trẻ bị khó chịu đường ruột hơn và bị tiêu ngoài nhiều hơn, trong giai đoạn bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X