Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Phía sau đầu gối sưng to và nổi hạch đau, điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Tôi bị khối u ở sau đầu gối phía trên lúc 16 tuổi, cách đây 8 năm đi khám bác sĩ ở Ung Bướu, nhưng bác sĩ nói khối u đã có cách đây khoảng hơn 10 năm rồi thì cứ để đó đi, đừng đụng vào vì sâu 2 cm và không cho mổ. Tới nay khối u to hơn và nhức, đặc biệt là lúc có thai, mỗi sáng thức dậy là không ngồi dậy được. Gần đây chỗ dây chằng phía sau đầu gối sưng to hơn và có 1 cục giống cục hạch rất đau. Tuy nhiên tôi đang có bầu nên không thể uống thuốc giảm đau được. Xin bác sĩ tư vấn.
Trả lời
Khối u ở mặt sau đầu gối thường có nhiều nguyên nhân, bác sĩ sẽ dựa trên thăm khám lâm sàng và siêu âm để đưa ra chẩn đoán và quyết định hướng xử trí tiếp theo.
U nang bao hoạt dịch vùng kheo chân (còn gọi là u nang Baker) là túi dịch phía sau đầu gối gây ra tình trạng bó, đau và căng cứng đầu gối, tình trạng lành tính ít khi cần can thiệp điều trị. Nếu xác định đây là nang Baker, trong giai đoạn này không thể uống thuốc giảm đau mạnh, bạn có thể trao đổi với bác sĩ cơ xương khớp về việc sử dụng thuốc tiêm vào khớp hoặc chọc hút bớt dịch trong nang để giảm đau.
Thông thường nang ít gây nguy hiểm trừ khi quá to gây chèn ép thần kinh, mạch máu (biểu hiện là tím tái, yếu chân, tê chân nhiều), nang có thể tự vỡ khi quá to hoặc nhiễm trùng, lúc này cần được điều trị tích cực bạn nhé!
Thân mến.
Nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay u nang baker là sự tích tụ của dịch khớp (hoạt dịch), từ đó hình thành khối u lành tính phía sau đầu gối. Khối u này làm đầu gối người bệnh phình lên và đau thắt. Trong một số trường hợp, nang hoạt dịch vùng khoeo chân (u nang baker) không gây ra triệu chứng gì, nên có thể bạn không đế ý đến nó. Tuy nhiên, nếu nang hoạt dịch quá lớn có thể gây ra: Phương pháp điều trị nang hoạt dịch vùng khoeo chân tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể nghỉ ngơi vài ngày và bệnh sẽ tự khỏi. Nếu các cơn đau và sưng khá nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ cố định đầu gối của bạn bằng thanh nẹp để ngăn ngừa việc do duỗi đầu gối quá mức. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng viêm để làm giảm sưng và đau. - Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe; - Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn; - Giữ cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng và tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa viêm khớp đầu gối hoặc chấn thương. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình