Hotline 24/7
08983-08983

Ở Việt Nam đã có phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt chưa?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Người nhà em năm nay trên 50 tuổi. Bị hen phế quản từ năm 30. Dù đã dùng thuốc dự phòng đầy đủ song gần đây vẫn hay có triệu chứng khó thở. Được chỉ định sử dụng seretide dạng xịt ngày 2-4 lần và thuốc cắt cơn Ventolin. Bác sĩ có thể giải thích giúp em nguyên do được không, và cho em hỏi ở Việt Nam đã có phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt chưa ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bệnh hen phế quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh hen phế quản. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Seretide sử dụng liều 2-4 lần/ngày tức là bậc điều trị là ở bậc 4. Nếu vẫn còn khó thở nhiều phải dùng thuốc cắt cơn > 2lần/tuần, ảnh hưởng khả năng gắng sức hoặc lên cơn về đêm tức là bệnh có dấu hiệu nặng hơn, cần phải khám trực tiếp chuyên khoa hô hấp để điều chỉnh kịp thời.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh khó kiểm soát như sử dụng thuốc không đúng cách, vẫn còn tiếp xúc với dị nguyên hoặc khí độc, sức đề kháng kém dễ bị nhiễm trùng, có bệnh lý kèm theo gây tăng khó thở (trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim mạch…), cần tầm soát để điều chỉnh cho đúng.

Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt chỉ sử dụng cho các trường hợp hen thật sự nặng, tức là đã dùng thuốc xịt kháng viêm, dãn phế quản liều cao, các liệu pháp đường uống (leukotrient, omalizumab, hoặc corticosteroids uống) mà vẫn không đáp ứng. Phương pháp này tiềm ẩn những rủi ro từ việc nội soi khí quản và gây mê, đặc biệt với người bệnh hen phế quản, trường hợp nặng có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim... do đó không phải ai cũng áp dụng được.

Hiện nay ở Việt Nam chưa thực hiện kỹ thuật này, dù vậy, bạn nên khuyên người nhà tới bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để bác sĩ đánh giá lại và điều chỉnh việc dùng thuốc cho đúng trước, bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hen phế quản là tình trạng viêm khiến các cơ xung quanh đường hô hấp thắt chặt lại giới hạn lượng không khí vào và ra khỏi phổi, đồng thời gây ra một só triệu chứng. Đây là một tình trạng bệnh lý mạn tính dẫn đến các đợt thở khò khè tái phát (tiếng khò khè khi bạn hít thở), tức ngực, thở dốc và ho. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng cách dùng thuốc và các phương pháp điều trị.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh hen phế quản là:

- Ho kéo dài và thường xuyên, ho do viêm phế quản thường nặng hơn vào buổi sáng sớm và ban đêm;
- Thở khò khè;
- Thở dốc;
- Khó thở;
- Tức ngực, cảm giác ngực bị siết chặt và đau đớn;
- Khó ngủ vì ho hoặc khó thở, thở khò khè.

Hen phế quản là một tình trạng bệnh lý phổ biến. Trên thế giới ước tính có khoảng 300 triệu người mắc bệnh lý này. Hen phế quản có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường bệnh lý này bắt đầu từ khi còn bé.

Hiện nay, không có cách điều trị khỏi cho bệnh hen nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách dùng thuốc đều đặn và thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần  uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và học cách tránh các triệu chứng gây ra các tình trạng hen phế quản.

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với hen phế quản:

- Tránh những nguyên nhân có thể gây ra hen phế quản;
- Dùng thuốc đúng giờ và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X