Hotline 24/7
08983-08983

"Nước tiểu có một hồng cầu" nên điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa BS, Em có xét nghiệm nước tiểu, BS nói em có một hồng cầu nhưng không gì đến thuốc. Như vậy em có nên hỏi lại BS và điều trị như thế nào không ạ?

Trả lời
Nước tiểu có hồng cầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nước tiểu có hồng cầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bình thường trong nước tiểu có thể có vài hồng cầu thôi, khi số lượng trên 5 hồng cầu khi soi tươi mẫu nước tiểu trên quang trường 40 thì là bất thường. Xét nghiệm nước tiểu ghi kết quả HC + là xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số, dựa vào nguyên lý phản ứng HEM peroxidase (+) tương đương với trên 3 hồng cầu/quang trường 40. Có hồng cầu trong nước tiểu có thể là có bệnh, có khi không phải bệnh.

Hiện thông tin “BS nói em có một hồng cầu” khá là mơ hồ, tôi không rõ em đã làm xét nghiệm nước tiểu loại nào, không rõ các thông số khác trong nước tiểu ra sao, do đó tôi chưa thể kết luận được về kết quả xét nghiệm em đã làm, em có thể tái khám lại chuyên khoa Thận tiết niệu và đề nghị làm lại xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra kỹ hơn cho em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nước tiểu có hồng cầu nghĩa là có lẫn máu trong đó. Khi kết quả xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, người được xét nghiệm có thể mắc các chứng bệnh sau:

- Nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng thận.
- Sỏi bàng quang hay sỏi thận.
- Một số bệnh liên quan đến thận như nhiễm viêm vi cầu thận.
- Phì đại tuyến tiền liệt (có thể là tăng sinh lành tính, cũng có thể là ung thư).
- Những bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, và bệnh nang thận.
- Khối u trong bàng quang, thận hay tuyến tiền liệt.
- Tổn thương thận do tai nạn hay chơi thể thao.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu còn có thể do một số vấn đề khác như:

- Ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc giảm đau, penicillin, heparin, cyclophosphamide và phenazopyridine.
- Ảnh hưởng của việc tập những bài thể dục cường độ mạnh, tốn nhiều sức.

Sau khi xác định nguyên nhân gây tiểu có hồng cầu, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị dứt điểm nguyên nhân đó. Kết thúc điều trị, người bệnh được kiểm tra lại xem còn hồng cầu trong nước tiểu không. Trong trường hợp vẫn còn tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định thêm một số xét nghiệm, hoặc chuyển bệnh nhân sang chuyên khoa tiết niệu.

Nếu chưa tìm được nguyên nhân, bệnh nhân cần được theo dõi bằng cách tái xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra huyết áp định kì. Đặc biệt, những người trên 50 tuổi, người hay hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất... càng cần chú ý thực hiện điều này. Cứ sau từ 3 đến 6 tháng một lần nên làm các biện pháp kiểm tra trên.

Trong trường hợp hồng cầu trong nước tiểu cao thì đó là triệu chứng gặp ở rất nhiều bệnh về thận tiết niệu như: viêm thận cấp, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu...



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X