Hotline 24/7
08983-08983

Nhịp nhanh xoang, block nhánh phải có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, em cảm thấy rất mệt và những sinh hoạt thường ngày cũng mệt. Em đi khám, bác sĩ kết luận em bị nhịp nhanh xoang và block nhánh phải. Như vậy có nguy hiểm không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bình thường nhịp tim chúng ta khá đều, tần số thường vào khoảng từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim có thể nhanh lên trong tình huống cơ thể căng thẳng, làm việc gắng sức, mệt mỏi, nhưng cũng có thể do bệnh lý (vừa gây mệt vừa gây nhịp nhanh).

Block nhánh là tình trạng trì hoãn hoặc gián đoạn đường dẫn truyền xung điện đi qua cơ tim để tạo nhịp tim. Sự trì hoãn hoặc gián đoạn có thể xảy ra trên đường dẫn truyền đi từ trái sang phải giữa hai thất của tim. Block nhánh thỉnh thoảng làm cho tim bơm máu không hiệu quả vào hệ thống tuần hoàn cơ thể.

Nguyên nhân gây block nhánh phải có thể do bệnh tim hoặc bệnh lý ngoài tim và cũng có thể gặp ở người trẻ khỏe mạnh bình thường. Block nhánh phải ở người trẻ khỏe mạnh bình thường không gây ra triệu chứng gì cả, trường hợp block nhánh phải do nguyên nhân bệnh lý thì sẽ gây triệu chứng, khi đó, người bệnh phải khám ck tim mạch, tầm soát các nguyên nhân gây ra các khó chịu trên và gây ra nhịp nhanh xoang kèm block nhánh phải, phụ thuộc vào triệu chứng và những vấn đề liên quan tới tim mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Em nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Nhịp tim học như Bệnh viện Tim Tâm Đức (TPHCM), Viện Tim (TPHCM), Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115... Trong thời gian đó, em nên điều chỉnh lại thời khóa biểu làm việc - nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng đầu óc, không thức khuya, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, không hút thuốc lá, không rượu bia cafe và tập thể dục.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Block nhánh phải hoàn toàn, nhịp tim không đều, điều trị như thế nào?

>>Block nhánh phải không hoàn toàn, điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bạn mà chứng block nhánh phải được điều trị khác nhau.

- Ở người khỏe mạnh: Nếu bạn không bị bệnh tim, phổi, block nhánh phải không được coi là bệnh vì chứng này hiếm khi gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim và chưa cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần khám định kỳ 1 – 2 năm một lần và làm điện tâm đồ ECG để theo dõi tiến triển của bệnh nếu phát hiện bị block nhánh phải.

- Ở những người mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Khi bị block nhánh phải ở thể nhẹ (chưa bị block hoàn toàn), bệnh dễ tiến triển sang thể nặng (block nhánh phải hoàn toàn). Khi đó, quá trình điều trị cần tập trung vào kiểm soát nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu có, bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và thay đổi lối sống để giảm thiểu rủi ro do các bệnh tim, phổi tiềm ẩn. Bạn có thể tham khảo một số việc cần làm như sau:

- Theo dõi các triệu chứng bệnh thường xuyên và tái khám ngay khi có các dấu hiệu đau ngực, khó thở, ngất hoặc các bất thường khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Bỏ hút thuốc lá và giảm cân nếu bạn đang thừa cân.

- Ăn thực phẩm tốt cho tim như rau xanh, trái cây vì loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol, giảm mỡ máu và giảm nguy cơ tim mạch.

- Vận động để tăng cường khả năng co bóp của tim bằng cách đi bộ thay vì đi thang máy, tập yoga, đạp xe, tập Thái Cực quyền…

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X