Hotline 24/7
08983-08983

Người cao tuổi hiến giác mạc, có sử dụng được không?

Câu hỏi

Đọc bản tin về cụ ông 86 tuổi ở Hòa Bình hiến giác mạc sau khi qua đời, nhiều khán giả bày tỏ lòng cảm kích với nghĩa cử cao đẹp của ông.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến băn khoăn rằng ở độ tuổi 86 có thể chính bản thân người hiến còn bị mờ mắt, thậm chí không nhìn thấy gì thì hiến giác mạc có khả thi không, giác mạc hiến xong có sử dụng được không?

Kênh AloBacsi xin giải đáp về thắc mắc này.

Trả lời

Chào bạn,

Nhiều người lầm tưởng rằng hiến tặng giác mạc đồng nghĩa với hiến tặng toàn bộ nhãn cầu, cho nên có thắc mắc rằng mắt người cao tuổi không nhìn thấy thì có hiến được không. Tuy nhiên, điều này là không chính xác.

Khi bạn hiến tặng giác mạc, chỉ có lớp màng trong suốt che phủ phần trước của mắt (giác mạc) được lấy để cấy ghép. Phần còn lại của nhãn cầu, bao gồm mống mắt, đồng tử và võng mạc, sẽ không được sử dụng.

Giác mạc đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn ánh sáng đến võng mạc, giúp chúng ta nhìn thấy thế giới xung quanh. Tuy nhiên để cho một con mắt nhìn thấy được còn phụ thuộc vào các cấu trúc khác của mắt chứ không phải chỉ do vai trò của một mình giác mạc.

Nghĩa là ở người cao tuổi, nếu thị lực kém, không nhìn thấy gì do các vấn đề khác nhưng giác mạc không bị tổn hại gì thì giác mạc đó sau khi hiến vẫn sử dụng được. Do đó, mọi người dù ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể hiến giác mạc.

Bác sĩ tiến hành lấy giác mạc của cụ ông 86 tuổi ở Hòa Bình (Ảnh: BVCC)

Mở rộng vấn đề, giả sử như người ở độ tuổi đại lão (sơ lão 60-69 tuổi, trung lão 70-79 tuổi, đại lão từ 80 tuổi trở lên) muốn hiến nội tạng: tim, phổi, gan, thận… thì theo lý thuyết, tạng của họ vẫn có thể sử dụng cho người nhận ở tuổi sơ lão và trung lão.

Một số thông tin thêm:

  • Giác mạc có thể thu nhận khi người hiến tặng đã qua đời trong khoảng thời gian từ 6 - 8 tiếng.
  • Để chất lượng giác mạc được tốt, khi người hiến qua đời, người thân nên vuốt mắt, đặt bông ẩm hoặc đắp khăn ướt có đá lên mắt, đặt đầu người quá cố lên gối cao. Tắt quạt, bật điều hòa.
  • Khi lấy giác mạc, kỹ thuật viên chỉ bóc tách lớp màng mỏng của mắt, không ảnh hưởng gì đến khuôn mặt người hiến và cũng không gây chảy máu.
  • Thời gian thực hiện tách lấy giác mạc khoảng 25 - 30 phút.
  • Lấy xong giác mạc của người hiến tặng, kỹ thuật viên sẽ đậy lại mi mắt sao cho kín như người đang ngủ và lấy mẫu máu của người hiến đem về xét nghiệm.
  • Giác mạc của người hiến sau khi lấy chỉ có thể bảo quản trong dung dịch nuôi dưỡng giác mạc tối đa trong khoảng thời gian 14 ngày ở nhiệt độ từ 2 đến 4 độ C. Chính vì thế, giác mạc sau khi được lấy nên ghép càng sớm càng tốt.


Địa chỉ tiếp nhận giác mạc: Ngân hàng mắt tầng 4 nhà D, Bệnh viện Mắt Trung ương, 85 Bà Triệu, Hà Nội, hoặc gọi điện thoại tới số 024.39454799 để được tư vấn hiến giác mạc. 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X