Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Ngủ có tiếng ngáy và không sâu giấc, chữa trị như thế nào?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, Em là con gái nhưng bị ngủ ngáy phải hơn 4 năm nay rồi. Mới đầu chỉ mệt quá mới bị và ngáy nhẹ nhưng giờ em cảm thấy nặng nề hơn rồi ạ. Em ngủ không sâu giấc hoặc lại mê mệt quá. Em còn cảm tưởng nghe được tiếng ngáy của bản thân. Em muốn hỏi ngủ ngáy có chữa được tận gốc không ạ?
Trả lời
Qua thông tin cung cấp, bác sĩ nghi ngờ em mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bệnh lý này rất thường gặp ở người có ngủ ngáy, làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây mệt mỏi vào ban ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân về lâu dài.
Chẩn đoán HCNTLNTN thường được xác định bằng đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp - nhưng không phải cơ sở y tế nào cũng có, chi phí cũng còn khá cao (2-5 triệu tuỳ nơi). Nếu được đo và xác định chẩn đoán thì có thể biết được nguyên nhân chính xác và điều trị.
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh như nằm nghiêng khi ngủ, kiểm soát cân nặng, dùng các dụng cụ miệng, phẫu thuật vùng hầu họng, thở áp lực dương liên tục... tuỳ theo nguyên nhân và điều kiện của từng bệnh nhân em nhé!
Thân mến.
Rối
loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong
thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều
lần trong khi ngủ. Hiện
nay vẫn chưa có thuốc đặc trị rối loạn ngưng thở khi ngủ. Các phương
pháp điều trị bác sĩ đưa ra cho bạn chỉ giúp hạn chế đường hô hấp bị hẹp
lại, bao gồm: - Giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì để đường thở không bị chèn. Giảm cân cũng có thể cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn, đồng thời làm giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày; - Tập thể dục và vận động thường xuyên để tăng tuần hoàn máu; - Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá; - Tránh dùng các loại thuốc an thần và các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ; - Nên nằm ngủ nghiêng về một bên hoặc nằm sấp, tránh lưỡi và vòm miệng đè xuống đường thở. Bạn nên nằm nghiêng phải để không ép tim; - Sử dụng thuốc xịt mũi hoặc nước muối để đường mũi không bị tắc nếu bạn bị nghẹt mũi. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ loại thuốc bạn nên dùng. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình