Hotline 24/7
08983-08983

Mỏi một bên hàm là triệu chứng của bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Cháu bị mỏi hàm bên phải chứ không phải toàn mặt. Bác sĩ cho cháu hỏi đó là triệu chứng của bệnh gì ạ? Cháu bị 2 ngày nay rồi và chưa dùng thuốc gì ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Mỏi hàm một bên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mỏi hàm một bên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Khớp thái dương được tạo thành xương, cơ, dây chằng, và các đĩa. Đó là một hệ thống phức tạp, cho phép chúng ta nói, nhai, và thậm chí cả ngáp. Do đó nếu bất kỳ phần nào của hệ thống này không hoạt động đúng có thể sẽ gây ra đau mỏi, khó chịu.

Mỏi hàm một bên thường do một số nguyên nhân như rối loạn khớp thái dương hàm, mỏi cơ, tổn thương thần kinh chi phối cho cảm giác vùng hàm. Tuỳ vào mức độ đau mỏi, thời gian xuất hiện, đặc điểm thăm khám vùng răng và nha chu mà bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị. Em nên sắp xếp khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được điều chỉnh em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng đau ở khớp xương thái dương hàm. Khớp thái dương hàm là hai khớp ở gần tai. Khớp xương này cùng với các cơ, dây chằng giúp cho hàm đóng và mở để thực hiện các hoạt động như nói, ăn và nuốt.

Rối loạn khớp thái dương hàm là một bệnh phổ biến thường đi kèm với các cơn đau quanh khớp hàm và các cơ điều khiển việc nhai. Những cơn đau này gây ra do có vấn đề nào làm hệ thống cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm và xương hoạt động sai lệch.

Triệu chứng phổ biến nhất bạn có thể trải qua là các cơn đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương và dọc xương hàm dưới. Ngoài ra, còn có thể xảy ra đau cơ khi nhai, có tiếng lách cách khi bạn mở miệng và không thể mở hàm ra hoàn toàn. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, đau tai, đau miệng và mặt, ù tai.

Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương hàm, bao gồm:

- Duy trì chế độ ăn mềm nếu cần;
- Dùng miếng nhiệt hoặc túi nước đá nếu khó chịu;
- Xoa bóp vùng dưới hàm;
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Dùng miếng nhựa đeo vào miệng được chỉ định;
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ với thuốc, việc điều trị không giúp giảm các triệu chứng trong một khoảng thời gian hợp lý, hàm không đóng lại hoặc mở ra được.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X