Hotline 24/7
08983-08983

Mệt lả người, tay chân bủn rủn khi đói bụng, tôi bị bệnh gì vậy BS?

Câu hỏi

Chào BS ạ, Em có các triệu chứng sau đây: - Trước khi ăn cảm thấy cào xót ruột, nếu không có thức ăn ngay sẽ mệt, bủn rủn, lả người như muốn xỉu, toát mồ hôi. - Nghe tiếng ồn, chỗ đông người thì tim hay đập nhanh, thở nông, hồi hộp. - Ăn xong bị đầy hơi, ợ lên nước và thức ăn vừa nãy. Em đi khám BS bảo bị rối loạn tiền đình nhưng em thấy không có triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, hay chóng mặt, chỉ là bụng lên cơn xót ruột phải ăn ngay, không ăn là mệt lả người. Đôi khi ăn xong bụng chướng lên, nhưng bao tử vẫn cảm thấy cồn cào sót ruột. BS tư vấn giúp em với. Em bị liên tục 1 tuần nay rồi.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Mệt lả người khi đói bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mệt lả người khi đói bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Trâm,

Theo thông tin em cung cấp thì tôi cũng chưa nhận thấy triệu chứng nào của rối loạn tiền đình cả, các triệu chứng của em hướng nhiều đến vấn đề của hệ tiêu hóa, thường gặp nhất là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, có thể kèm theo rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn lo âu.

Tuy nhiên tôi không khám trực tiếp cho em và chỉ dựa vào vài triệu chứng trên nên không thể chẩn đoán xác định như “khai bệnh bốc thuốc ở nhà thuốc Tây” được đâu. Tôi cần phải hỏi kỹ từng triệu chứng, tiền căn bệnh lý của em, cũng như thăm khám toàn bộ và làm các xét nghiệm kiểm tra (ví dụ như đo điện tim, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, nội soi dạ dày nếu cần, test Hp…) thì mới định được bệnh, loại trừ bệnh lý nguy hiểm có thể bỏ sót và có hướng điều trị thích hợp tương ứng.

Với tình trạng này, em nên đến BV đa khoa kiểm tra lại, đăng ký khám chuyên khoa Tiêu hóa, em nhé.

Thấn mến.

Mời tham khảo thêm:



Loét dạ dày tá tràng, hay còn gọi là viêm loét dạ dày, là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng là bệnh rất phổ biến, được chẩn đoán ở mọi độ tuổi nhưng thường xảy ra ở người già hơn.

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày là cảm giác đau âm ỉ hoặc bỏng rát. Cơn đau thường ở khu vực giữa rốn và xương ức của bạn và có những đặc điểm như:

- Xảy ra khi dạ dày của bạn trống rỗng, chẳng hạn như giữa các bữa ăn hoặc ban đêm;
- Sẽ tạm ngưng nếu bạn ăn hoặc nếu dùng thuốc kháng axit;
- Có thể kéo dài vài phút cho đến vài giờ;
- Đến và đi trong một vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.

Những triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm:

- Đầy hơi;
- Ợ;
- Cảm thấy khó chịu ở dạ dày;
- Kém ăn;
- Nôn;
- Giảm cân.

Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày là chữa lành vết loét từ đó giúp loại trừ triệu chứng tái phát và tránh các biến chứng. Sau khi điều trị, thường bệnh nhân sẽ thấy tình trạng được cải thiện trong vòng 2 tuần. Việc tái phát có thể diễn ra nếu những nguy cơ gây bệnh dai dẳng.

Các giải pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét.

Bác sĩ có thể kê toa cho bạn những loại thuốc dùng để giảm axit trong dạ dày như antacids, thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 như ranitidine, famotidine hoặc các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole. Sucralfate là một loại thuốc khác có thể hình thành lớp màng bảo vệ ở vết loét giúp nó lành lại. Những thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton hoặc bismuth có thể dùng trong điều trị nhiễm khuẩn H. pylori.

Nếu nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng là do sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), bác sĩ có thể khuyên bạn:

- Ngưng sử dụng chúng;
- Giảm liều lượng;
- Dùng thuốc ức chế bơm proton hoăc thuốc kháng thụ thể histamin;
- Đổi sang sử dụng các loại thuốc khác không gây loét dạ dày tá tràng.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Tránh những thứ làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng như Aspirin, NSAID, hút thuốc, uống rượu;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn nôn ra máu hoặc dịch nhầy màu cà phê;
- Gặp bác sĩ nếu bạn đi ngoài phân có máu hoặc màu đen;
- Gọi bác sĩ nếu bạn yếu trong người hay xanh xao;
- Nếu việc điều trị không giúp cải thiện cơn đau, hãy nói cho bác sĩ biết;
- Ngoài ra, hãy thiết lập một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe với nhiều rau quả và ngũ cốc, đồng thời chú ý kiểm sóat stress để tránh làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X