Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Mắt bị song thị có thể trở về hiện trạng bình thường như trước?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Em bị tai nạn giao thông cách đây hơn 2 tháng, bị liệt dây thần kinh số 3 nên song thị. Đi khám viện mắt bác sĩ bảo đợi hồi phục và không điều trị thuốc. Hiện tại em thấy chưa cải thiện, vẫn bị song thị, mới đầu bị lòng đen lên gần hết nửa trên lòng trắng nhiều, giờ lòng đen đã xuống chạm tới bờ mi dưới nhưng còn bị lệch về đuôi mắt. Xin hỏi bác sĩ tình trạng em có phải đang hồi phục và khi hồi phục mắt em có trở lại bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Dây thần kinh số 3 chi phối nhiều hoạt động mắt. Một nhánh của dây thần kinh chi phối hoạt động của nhiều cơ vận nhãn mắt như cơ trực trên, cơ trực dưới, cơ trực trong và cơ chéo bé. Khi nhánh này tổn thương sẽ làm mắt liệt vận động. Do đó mắt này không còn vận động cân đối với mắt kia nên gây ra song thị. Một nhánh còn lại của dây thần kinh số 3 chi phối hoạt động của cơ nâng mi trên. Khi nhánh này tổn thương sẽ làm sụp mi mắt.
Ngoài ra có một dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ co đồng tử mà dây này đi cùng với dây thần kinh số 3. Khi dây thần kinh số 3 tổn thương thì dây này cũng tổn thương làm mắt giãn đồng tử. Lác mắt và song thị sau chấn thương có thể hết do cơ vận nhãn hay dây thần kinh tự hồi phục. Thời gian chờ đợi ít nhất trên 6 tháng.
Trong thời gian này nếu song thị gây khó chịu nhiều thì bạn có thể dùng phương pháp che từng mắt luân phiên. Sau một thời gian dài theo dõi nếu bệnh không tiến triển để hồi phục tốt mới có thể áp dụng các biện pháp can thiệp.
Thân mến.
Song thị là hiện tượng nhìn đôi, thấy một thành hai hình, ngoài một ảnh thật của mắt lành còn xuất hiện bên cạnh một ảnh mờ hơn của mắt bệnh. Người bệnh có triệu chứng song thị bị trở ngại rất nhiều trong sinh hoạt, đặc biệt không thể tham gia giao thông. Có người nhạy cảm dẫn đến nhức đầu chóng mặt, thậm chí buồn nôn. Song thị có thể xuất hiện cùng với mắt bị lé hoặc chưa có lé. Song thị là hệ quả của tổn thương hoặc trực tiếp trên cơ vận nhãn hoặc gián tiếp trên thần kinh điều khiển số III, IV, VI. Các bệnh lý gây song thị thường gặp trên cơ vận nhãn như bệnh nhược cơ, bệnh nhãn giáp, kẹt cơ vào lỗ gãy xương hốc mắt sau chấn thương. Các bệnh lý gây song thị thường gặp do tổn thương trên thần kinh vận nhãn như tiểu đường, viêm do tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi, sau chấn thương, u bướu gây chèn ép. Nếu
tìm được nguyên nhân, đương nhiên phải loại trừ nguyên nhân đó
thì mới khỏi song thị. Đa số các trường hợp không tìm được
nguyên nhân, điều trị triệu chứng là ưu tiên. Để
giảm song thị thầy thuốc thần kinh nhãn khoa có thể tiêm
botulinum toxin A (BTA) vào cơ đối vận với cơ liệt, hoặc hướng
dẫn bạn cách che mắt luân phiên. Tại Việt Nam chưa phát triển
lăng kính đeo mắt khắc phục song thị. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình