Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Mang thai khi chồng đang điều trị lao xương, em bé có bị ảnh hưởng gì không?
Câu hỏi
BS cho em hỏi, Chồng em đang điều trị bệnh lao xương được 10 tháng. BS chỉ định uống thuốc 12 tháng. Em có bầu được 2 tháng có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?
Trả lời
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc kháng sinh lên chất lượng tinh trùng. Một số kết quả cho thấy sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây ra hiện tượng khó thụ thai nhưng chưa có bằng chứng gây đột biến gene hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Do đó bạn có thể yên tâm phần nào và không quên khám thai định kỳ bạn nhé.
Thân mến.
Lao xương là căn bệnh viêm xương và khớp do vi khuẩn lao có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn từ vị trí tổn thương, theo đường máu di chuyển đến bất kỳ khớp hoặc xương nào trong cơ thể và gây viêm xương khớp (phân biệt với viêm xương khớp ở bệnh thoái hóa khớp). Bệnh lao xương thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm từ 2-3 năm. Cột sống là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong bệnh lao xương, chiếm 60% các trường hợp. Xếp lần lượt là các khớp háng, khớp gối, cổ chân… Lao xương khớp thường xảy ra ở người trẻ, trong độ tuổi từ 20 - 40. Những đối tượng dễ bị lao xương khớp là trẻ nhỏ chưa tiêm phòng lao bằng vaccin BCG; người có tiếp xúc thường xuyên với nguồn lây chính; người đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hoặc lao ngoài phổi khác; người mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, loét dạ dày - tá tràng; người bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, suy kiệt nặng, nhiễm HIV/AIDS,… Bệnh lao xương có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 9 -12 tháng nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng phương pháp. Vì vậy, khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi cơ thể, nhức người, sốt nhẹ… nên đến bệnh viện để khám và kiểm tra cụ thể ngay (chụp X quang, soi vi khuẩn…) |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình