Mang thai 36 tuần, huyết tương đục có ảnh hưởng sức khỏe thai nhi?
Câu hỏi
Chào BS, tôi 25 tuổi, đang mang thai tuần 36. Để đủ thủ tục đăng ký sanh ở viện, tôi phải làm xét nghiệm máu, nhưng cả 3 lần đều có kết quả huyết tương đục. Các bác sĩ ở viện chưa có kết luận gì mà vẫn bảo tôi phải làm lại xét nghiệm máu. Trước đây tôi bị bệnh viêm loét hành tá tràng, khi mang bầu bệnh lại tái phát. Xin BS cho tôi lời khuyên trong trường hợp này, tôi đang rất lo lắng vì sắp tới ngày sinh cháu bé rồi. Tôi xin cảm ơn BS. (Trần Yến - Hà Nội)
Trả lời
Bạn Trần Yến thân mến,
Thành phần chính của huyết tương là nước (90 – 92%) và 8 -10% là các chất hoà tan, một số các chất cần thiết khác như urê, axit uric, cholestrol, axit lactic… Trong đó protein chiếm khoảng 7- 9%, gluxit 0,12%, lipit 0,5 – 1%, muối khoáng 1%.
Các thành phần vô cơ trong huyết tương quan trọng nhất là NaCl, chiếm 0,9%. Ngoài ra trong huyết tương còn có các muối clorua và muối photphat của các nguyên tố khác như canxi, kali, magiê, kẽm, đồng…
Như vậy, huyết tương chứa toàn bộ các chất cần thiết cho cơ thể và toàn bộ các chất cần được thải ra ngoài. Khi huyết tương bị loại bỏ yếu tố đông máu (fibrinogen) thì được gọi là huyết thanh.
Mỡ trong máu có dưới 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid. Triglycerid là chất béo trung hòa có hai nguồn gốc: ngoại sinh do tái hấp thu mỡ thức ăn ở ruột và nội sinh do tổng hợp ở gan.
Khi bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, xét nghiệm máu nếu thấy huyết thanh bị đục, thậm chí đục như sữa chủ yếu là do tăng triglycerid máu nguyên phát, mức tăng có thể tới 40-50 lần so với bình thường.
Triglycerid thường tham gia trong thành phần của các lipoprotein và là một trong các yếu tố khi tăng sẽ gây rối loạn lipid - protein, là loại rối loạn mỡ máu thường gặp. Khi tăng triglycerid cùng với các rối loạn cholesterol máu: tăng cholesterol xấu (LDL-c), giảm cholesterol tốt (HDL-c) thì bệnh tiến triển xấu, dễ tạo ra các mảng xơ vữa trong động mạch hơn khi tăng triglycerid đơn thuần.
Do đó, máu của bạn đục có thể do rối loạn mỡ máu nhưng để có xét nghiệm chính xác
trước khi lấy máu xét nghiệm: bạn phải lấy máu buổi sáng, nhịn đói trước khi lấy máu, hạn chế ăn nhiều chất béo có nguồn gốc động vật.
Tuy nhiên, do chúng tôi không biết xét nghiệm của bạn như thế nào nên chưa có lời khuyên chính xác, bác sĩ bảo (chưa có kết luận gì) có nghĩa là không có gì trầm trọng bạn yên tâm điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nhé.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn.
AloBacsi.vn |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình