Hotline 24/7
08983-08983

Lồi xương hàm có nguy hiểm, khi nào cần điều trị?

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Mình bị lồi xương phía bên ngoài hàm răng trên và hàm dưới, sờ không thấy đau. Mình cũng không để ý bị bao lâu rồi. Xin hỏi mình phải điều trị thế nào, thưa bác sĩ?

(Hoàng Tuấn - tienth...@gmail.com)

Trả lời

Ảnh do bạn đọc AloBacsi.com cung cấp

Chào bạn,

Lồi xương hàm là một phát triển xương sinh lý, không gây nguy hiểm, chỉ khi nó phát triển quá lớn làm ảnh hưởng đến các chức năng nhai, nuốt nói và cản trở điều trị phục hình răng sứ hay niềng răng thì lúc đó mới cần can thiệp phẫu thuật.

Tỷ lệ người Việt có lồi xương (torus) khá cao. Nguyên nhân di truyền chiếm 70% với các yếu tố như chủng người, giới tính, gia đình. Môi trường chiếm 30% lý do gây bệnh.

Tỷ lệ mắc torus hàm dưới chiếm 3,6% dân số. Tỷ lệ này ở nam là 4,8%, nhiều hơn nữ với 3%. Hơn nữa nam vừa có torus khẩu cái vừa có torus hàm dưới với tỷ lệ cao gấp đôi nữ. Đối với torus hàm dưới, vị trí thường gặp nhất là vị trí ở mặt lưỡi đối diện với vùng răng cối nhỏ. Torus hàm dưới thường gặp nhất là ở hai bên, đối xứng nhau. Thân mến!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X