-
Loạn nhịp tim nếu uống thuốc không khỏi thì có chuyển sang suy tim?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Tôi bị hẹp cầu cơ động mạch vành 70% đoạn LAD II, ngoại tâm thu/N thưa, có đoạn tim nhanh nhĩ ngắn. Đã khám và điều trị ở BV Bạch Mai đến nay 1 năm mà vẫn chưa khỏi. Tôi xin hỏi bác sĩ : 1, Hẹp cầu cơ ở đoạn đó mức độ nguy hiểm như thế nào? có làm thoái hóa cơ tim không? 2, Loạn nhịp tim: đã uống thuốc tây y của bác sĩ bệnh viện kê 1 năm nay mà vẫn không khỏi? vì sao? có chuyển sang suy tim không? Xin cho biết bây giờ tôi phải xử lý và điều trị thế nào? Uống thuốc Betaloc Zok 25mg kéo dài có hại như thế nào? Nếu uống thuốc không khỏi thì có tiếp tục uống nữa không? Cơ sở y tế đông tây y nào chữa khỏi bệnh này? BV Bạch Mai đã chụp động mạch vành hẹp cầu cơ 70% đoạn LAD II, đeo máy Holter 24h có 183 NTT/N thưa, có đoạn tim nhanh nhĩ ngắn, không có đoạn ngừng xoang trên 2.5 giây. Các loại thuốc đã dùng : 1, Betaloc Zok 25mg 2,Zidimet 20mg 3,Magnesium B6 4, Stresam 50mg Thuốc uống thêm: Vaskasan 35mg, Enzamin, Dialipan, Panangin, Na neurocard Plus, Ích tâm khang. Cảm ơn BS! (Lê Mạnh, 55 tuổi - Thanh Hóa)
Trả lời
Chào bạn Lê Mạnh,
LAD là nhánh liên thất trước của động mạch vành trái, chúng tưới máu cho mặt trước vách liên thất, một phần thất trái.
Cầu cơ là tình trạng mạch vành chạy giữa các thớ cơ của cơ tim (do bẩm sinh), khi tim co bóp nó xiết các mạch máu này lại gây hẹp lòng mạch làm giảm tưới máu cho tim. Nếu kết hợp với tình trạng xơ vữa mạch vành thì bệnh sẽ các nặng nề hơn.
Loạn nhịp tim của bạn là ngoại tâm thu trên thất thưa nguyên nhân do ổ phát ngoại vị vùng nhĩ gây ra mà nguyên nhân do thiếu máu mạch vành. Như vậy phải giải quyết tình trạng thiếu máu mới mong hết loạn nhịp.
Betablock Zok là thuốc ức chế beta giao cảm, có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm công của tim, từ đó làm giảm tình trạng thiếu máu trên tim. Ngoài ra nó cũng là thuốc chống loạn nhịp tốt, điều trị suy tim. Nếu tuân thủ các chống chỉ định thì thuốc ức chế beta có chỉ định điều trị xuất đời cho bệnh nhân.
Ngoài ức chế beta còn cần phải điều trị những yếu tố nguy cơ như : đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bỏ thuốc lá, tránh stress, điều trị chống kết tập tiểu cầu.
Khi tình trạng hẹp nặng tăng, đau ngực kéo dài hoặc khi có nguy cơ nhồi máu cơ tim thì phẫu thuật bắc cầu cần được cân nhắc bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Một số thông tin hy vọng cung cấp một ít kiến thức về bệnh mạch vành, nhưng bạn cần phải đi khám bệnh và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của mình để có phương hướng điều trị thích hợp.
Thân chào!
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình